Thiết bị nhà bếp là một phần quan trọng trong không gian Tủ bếp gỗ công nghiệp. Theo thời gian, các sản phẩm thiết bị bếp không ngừng phát triển đa dạng về các nhà cung cấp, quy cách, kích thước, kiểu dáng… các thiết bị. Việc lựa chọn thiết bị nhà bếp phù hợp với nhu cầu không phải là một việc đơn giản, đặc biệt là đối với những người chưa có trải nghiệm những dòng sản phẩm trước đó.

Chỉ trong một tủ bếp đơn giản đã chia làm nhiều dòng thiết bị nhà bếp khác nhau như: Bếp nấu, Máy hút mùi, Chậu rửa, Vòi rửa, Lò nướng – Lò vi sóng, Máy rửa chén, Tủ lạnh, … Mỗi dòng lại phân mảng làm nhiều dòng sản phẩm con với những đặc tính khác nhau càng gây khó khăn hơn cho việc cân đối và lựa chọn thiết bị bếp. Hơn nữa, các thiết bị nhà bếp ảnh chiếm ngân sách lớn trong dự toán thi công tủ bếp nên cũng là một trong những vấn đề cần được tính toán một cách kĩ lưỡng.

Hiểu được điều đó, chúng tôi đã tổng hợp toàn bộ những thông tin về công năng, trải nghiệm sử dụng thực tế, đánh giá của người dùng, kinh nghiệm lựa chọn thiết bị… tóm gọn lại trong nội dung bài viết này. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích cho bạn trong việc lựa chọn những thiết bị nhà bếp phù hợp với gia đình mình nhất.

Trong nội dung bài viết này chung tôi sẽ đi vào phân tích lần lượt các thiết bị nhà bếp quan trọng, thường thấy nhất:

  • Bếp nấu
  • Máy hút mùi
  • Lò nướng – Lò vi sóng
  • Tủ lạnh
  • Bồn rửa
  • Vòi rửa

Ứng với mỗi thiết bị sẽ là những phân tích tổng quan và đi sâu vào chi tiết từng nhánh sản phẩm, những kinh nghiệm lựa chọn thiết bị bếp để bạn đọc có thể dễ dàng nắm thông tin nhất có thể.


Vì nội dung bài viết khá dài, bạn đọc có thể click vào phần mục lục để đi đến nội dung sản phẩm mình cần tìm hiểu một cách nhanh nhất.

2. Thiết bị Bếp nấu

Bếp là một trong những thiết bị nhà bếp quan trọng và nhất thiết phải có trong Tủ bếp. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại Bếp nấu khác nhau về nguyên lý vận hành, kiểu dáng, xuất xứ, thương hiệu, …

2.1. Phân loại các dòng Bếp nấu:

Bếp Ga

Là một trong những loại bếp lâu đời nhất nhưng vẫn tồn tại và phát triển đến hiện tại. Bếp Ga là bếp nấu sinh nhiệt dựa trên cơ chế đốt cháy khí Gas để sinh ra nhiệt lượng. 

Bếp Ga thường bao gồm các bộ phận: bộ phận cung cấp nhiên liệu đốt (Bình Ga hoặc hệ thống Ga chung của tòa nhà), Bộ phận dây dẫn, Van Ga và bộ phần mồi lửa.

Kinh nghiệm lựa chọn bếp Gas

Bếp hồng ngoại

Khác với bếp Ga, bếp hồng ngoại là thiết bị nhà bếp sử dụng cơ chế đốt nóng các lõi điện (Điện trở) từ năng lượng điện. Khi dòng điện chạy qua, các điện trở nóng lên và phát ra nhiệt lượng tác động trực tiếp đến miệng nồi.

Kinh nghiệm lựa chọn Bếp hồng ngoại

Bếp từ

Cùng sử dụng năng lượng điện để tạo ra nhiệt lượng nấu chín thức ăn. Tuy nhiên cơ chế của Bếp Từ và Bếp hồng ngoại lại có nhiều điểm khác nhau. 

Thay vì làm nóng điện trở để sinh ra nhiệt lượng, Bếp Từ sử dụng dòng từ trường tác động lên mặt bếp, kết hợp với nồi và chảo có đế nhiễm từ để tạo ra nhiệt lượng trên.

Kinh nghiệm lựa chọn Bếp từ

Bếp kết hợp

Mỗi loại thiết bị nhà bếp trên sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy Bếp kết hợp đã kết hợp 2/3 hoặc cả 3 tính chất của 3 loại bếp trên vào cùng một thiết bị.

Kinh nghiệm lựa chọn bếp kết hợp

2.2 Ưu - Nhược điểm các dòng Bếp nấu

Ưu nhược điểm các loại bếp

2.3 Mẹo hay lựa chọn thiết bị nhà Bếp

  • Bếp kết hợp: Bếp kết hợp sở hữu nhiều tính năng của các loại thiết bị bếp, đồng thời thích hợp với các loại nồi chảo khác nhau, tạo ra sự linh hoạt tối đa trong nấu nướng. Hiện nay trên thị trường có một số Bếp kết hợp nhiều công nghệ khác nhau. Đặc trưng có thể nhắc đến một số bếp nội địa Nhật Bản.
  • Bếp hiện đại: Các dòng Bếp hiện đại đều được trang bị nhiều tính năng an toàn cho cả nhà như cảm biến an toàn tự động khóa Gas (dành cho bếp Gas), khóa bảng điều khiển cho trẻ em và tự động tắt bếp khi thức ăn tràn ra mặt bếp (dành cho bếp từ và bếp điện)…
  • Kích thước bếp: Kích thước thông thường của bếp âm tủ hiện nay là 60cm ngang với 2-4 vùng nấu, thích hợp với hầu hết gia đình. Nhưng nếu có nhu cầu nhiều hơn và không gian rộng rải hơn, banj có thể chọn bếp có chiều ngang từ 70-90cm với 4 vùng nấu. Ngoài ra, Bếp dọc với chiều ngang nhỏ hơn 30cm với 1-2 vùng nấu là lựa chọn lý tưởng cho những gian bếp nhỏ.
  • Bề mặt bếp:  Bề mặt bếp rất quan trọng đối với tuổi thọ bếp. Hãy chọn mua bếp với bề mặt Kính chịu lực tốt, hoặc cap cấp hơn là mặt gốm thủy tinh giúp việc lau chùi vết bẩn vô cùng dễ dàng.

3. Thiết bị máy hút mùi

Là thiết bị nhà bếp không thể thiếu của những tủ bếp hiện đại, Máy hút mùi bảo vệ tủ bếp của bạn khỏi các mùi, khói và hơi nóng tỏa ra từ quá trình nấu ăn. Vì thế, hãy chọn một máy hút mùi thất chất lượng để không gian bếp nhà bạn luôn dễ chịu cho việc nấu nướng và tốt cho sức khỏe cả gia đình.

3.1. Phân loại các dòng Máy hút mùi

3.1.1 PHÂN LOẠI MÁY HÚT MÙI THEO KIỂU DÁNG

MÁY HÚT MÙI GẮN TƯỜNG

Là dòng máy hút mùi phổ thông và thường thấy nhất. Với kiểu dáng và kích thước khá đa dạng. Máy hút mùi gắn tường vừa góp phần trang trí và tăng tính thẩm mỹ cho tủ bếp hiện đại.

Hình ảnh máy hút mùi gắn tường

MÁY HÚT MÙI BẾP ĐẢO

Bếp đảo với cấu trúc khá đặc biệt so với hệ tủ bếp thông thường nên cũng yêu cầu máy hút mùi với những thiết kế khác biệt. Thông thường Máy hút mùi Bếp đảo sẽ được gắn trực tiếp lên trần bên trên bếp nấu.

Vì kiểu dáng và cấu trúc khá khác biệt, dòng máy hút này có giá thành khá cao so với các dòng còn lại.

Hình ảnh máy hút mùi bếp đảo

MÁY HÚT MÙI ÂM TỦ

Với mong muốn dấu đi một phần hoặc che hoàn toàn hệ thống thiết bị máy hút mùi, dòng Máy hút mùi âm tủ ra đời. Kiểu dáng này rất phù hợp với những tủ bếp hiện đại và tối giản.

Hình ảnh máy hút mùi âm tủ

MÁY HÚT MÙI ÂM BÀN

Là một máy hút mùi thế hệ mới, loại máy hút mùi này khác biệt rất nhiều với các loại trước đó. Máy hút được giấu âm trong phần tủ bếp dưới. 

Đây là một dòng máy mới và cao cấp, thông thường chỉ thấy trên những nhà bếp cao cấp.

Hình ảnh máy hút mùi âm bàn

3.1.2 PHÂN LOẠI MÁY HÚT MÙI THEO CẤU TẠO

máy hút mùi tuần hoàn khí

Là dòng máy hút mùi với cơ chế tuần hoàn không khí. Khói sau khi được hút qua máy hút mùi sẽ được lọc qua lớp than hoạt tính để khử mùi và khử khuẩn sau đó trả lại về môi trường nhà bếp.

Về ưu điểm: Vì không có hệ thống ống thoát nên thông thường dòng máy này có kiểu dáng nhỏ gọn và thẩm mỹ.

Về khuyết điểm: Vì khí được hút vào sẽ được trả lại nên thông thường sẽ sinh nhiệt và làm cho không gian bếp nóng hơn so với cơ cấu thông khí.

Máy hút mùi thông khí

MÁY HÚT MÙI thông khí

Máy hút mùi với hệ thống ống thoát khí, sau khí khói được hút qua máy hút mùi sẽ theo đường ống thải vào đường ống thoát mùi của tòa nhà hoặc ra môi trường bên ngoài. (Thông thường những dòng máy hút mùi thông khí vẫn có lớp than hoạt tính lọc mùi trước khi đấy ra môi trường)

Về Ưu điểm: Máy hút mùi thông khí dựa trên cơ cấu lọc mùi và đẩy khí ra môi trường bên ngoài cho nên thông thường sẽ thoát mùi tốt hơn và không tỏa nhiệt ra nhà bếp. (Tất nhiên vẫn có nhiệt lượng nhỏ do động cơ máy hút sinh ra nhưng không đáng kể)

Về Khuyết điểm: Thứ nhất, Dòng máy này cần bố trí hệ thống ống thoát mùi ra bên ngoài. Thứ hai, ống hút mùi có đường kính khoản 120-150mm nên cần được bố trí và che chắn một cách cẩn thận và thẩm mỹ.

Máy hút mùi tuần hoàn khí

3.2 Kinh nghiệm lựa chọn máy hút mùi

  • Chọn máy hút mùi theo công suất: Công suất máy hút mùi tùy thuộc phần lớn vào kích thước bếp và tần suất nấu nướng. Công thức dưới đây sẽ giúp bạn tính toán công suất máy hút phù hợp với tủ bếp nhà mình.

Công suất Tối thiểu = Thể tích nhà bếp (Dài x Rộng x Cao) x 10


  • Chọn máy hút mùi tương thích với bếp nấu: Chiều ngang của máy hút mùi phải bằng hoặc lớn hơn chiều ngang của bếp nấu. Đối với bếp từ, chiều ngang của máy hút mùi lý tưởng = chiều ngang bếp x 1.5 (hoặc 2 lần đối với máy hút mùi bếp đảo)
  • Chọn máy hút mùi theo cơ chế hoạt động: Như phần trước đó đã đề cập, có hai phương pháp hút mùi là Thông khí và Tuần hoàn khí. Trong đó cơ cấu thông khí vẫn tối ưu hơn. Tuy nhiên nếu điều kiện nhà bếp bạn không cho phép lắp đường ống thoát mùi thì nên chọn mua máy hút mùi dùng than hoạt tính có công suất từ 1000m³/h trở lên để đảm bảo hiệu quả.
  • Chọn máy hút mùi theo phong cách bếp: Máy hút mùi không chỉ đa dạng về màu sắc, kiểu dáng mà còn cả vị trí lắp đặt như treo tường, âm tủ, âm bàn và treo trên đảo bếp để bạn có thể thoải mái lựa chọn theo thiết kế bếp.

3.3 Mẹo hay cần biết cho Máy hút mùi

  • Thay than hoạt tính ít nhất 6 tháng/lần nếu dùng chế độ hút tuần hoàn khí.
  • Vệ sinh lưới lọc mỗi tháng/lần để loại bỏ dầu mở bám trên lưới. Phần lưới lọc đa số được thiết kế để dễ dàng tháo lắp và vệ sinh bằng nước rửa chén hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
  • Khoản cách lắp đặt tối thiểu máy hút mùi đến mặt bếp gas là 70cm, bếp từ hoặc bếp điện là 65cm. Khoản cách tối đa khuyến nghị là 75cm cho các loại bếp.
  • Đối với những máy hút mùi có bảng điều khiển nằm bên hông máy, khi thiết kế và lặp đặt cần lưu ý chừa khoản cách mỗi bên máy 5-10cm để dễ dàng thao tác trên bảng điều khiển.

Có thể bạn quan tâm: Mẹo vệ sinh nhà bếp đúng cách để nhà bếp luôn mới

4. Thiết bị Lò nướng - Lò vi sóng

Lò nướng và Lò vi sóng (Lò vi ba) là những thiết bị nhà bếp đắc lực giúp bạn nấu nướng nhanh chóng và dễ dàng, từ hâm nóng, rã đông đến chế biến các món ngon cho một bữa ăn đặc biệt. Các bí quyết sau đây sẽ giúp bạn chọn sản phẩm phù hợp trong vô số lựa chọn trên thị trường.

4.1. Phân loại các dòng máy

Dòng máy để bàn

Là dòng máy phổ thông và thông dụng. Với ưu điểm đơn giản, giá thành hợp lý, dể dàng di chuyển và sử dụng, đây là dòng máy thường thấy trong các nhà bếp hiện nay.

Lò nướng để bàn

Dòng máy âm tủ

Là dòng thiết bị nhà bếp hiện đại được thiết kế với toàn bộ phần máy sẽ âm vào tủ bếp, đây là một dòng máy hiện đại và sang trọng. Vận dụng bố trí một cách hợp lý, thiết bị này sẽ góp phần tô điểm thêm cho không gian nhà bếp của bạn.

Lò nướng âm tủ

4.2 Kinh nghiệm lựa chọn Lò nướng - Lò vi sóng phù hợp

  • Về Thiêt kế: Tùy theo sở thích cá nhân và phong cách không gian bếp, bạn có thể chọn lò có điều khiển cảm ứng hiện đại, hoặc lò điều khiển bằng nút vặn hoặc nhấn đẩy truyền thống.
  • Về Nhu cầu sử dụng: Nếu chỉ cần một thiết bị giúp tiết kiệm thời gian sơ chế như hâm nóng và rã đông, bạn hãy chọn lò vi sóng. Ngược lại, lò nướng sẽ thích hợp với những ai có thói quen nấu nướng cầu kỳ như làm bánh, thịt quay, cá nướng. Còn các sản phẩm 2 trong 1 như lò vi sóng kết hợp nướng hoặc lò nướng kết hợp hấp lại dành cho những ai ưu tiên sự tiện lợi.
  • Về Dung tích: Dung tích lò được tính bằng lít và dung tích càng lớn, lượng thức ăn bạn nấu một lần sẽ càng nhiều. Vì thế, bạn nên chọn dung tích theo số người trong gia đình.
  • Về chế độ nấu nướng: Một nguyên tắc khi chọn thiết bị nhà bếp nói chung và lò nói riêng: sản phẩm càng nhiều chức năng sử dụng sẽ càng tiện lợi. Lò nướng và lò vi sóng hiện đại đưuọc trang bị vô số chương trình chế biến, trong đó có các chế độ tự động sẽ là trợ thủ đắc lực cho những ai không rành nấu ăn.
  • Về Chức năng tự vệ sinh: Phần lớn các lò nướng hiện nay đều được trang bị chức năng tự vệ sinh: thủy phân hoặc nhiệt phân. Trong đó, chế độ thủy phân tốn ít thời gian và năng lượng hơn, nhưng ngược lại, chế độ nhiệt phân hiệu quả hơn đối với các vết thức ăn cứng đầu.
  • Về Chức năng an toàn: Ngoài thiết kế cửa kính nhiều lớp, các lò nướng hiện đại còn được trang bị khóa trẻ em, thích hợp với những gia đình có con nhỏ. Đặc biệt, cửa lò của các sản phẩm tiển tiến có khả năng cách nhiệt, luôn ở nhiệt độ an toàn ngay cả khi lò đang hoạt động.
  • Về Kích thước & Vị trí lắp đặt: Đây là những yếu tố đặc biệt quan trọng khi bạn chọn sản phẩm âm tủ. Phần lớn các lò hiện nay điều có chiều ngang 60cm, nên bạn cần lưu ý về chiều cao có thể dao động từ 45cm đến 80cm.

4.3 Mẹo hay cần biết cho Lò nướng - Lò vi sóng

  • Đặt lò ở vị trí phù hợp, có thể thoát khí và tránh đặt sát tường và các thiết bị nhà bếp khác.
  • Đặt lò nướng ở chiều cao phù hợp, tránh gây nguy hiểm trong lúc thao tác.
  • Tránh sử dụng hộp nhựa, hộp xốp, nilon để đựng thức ăn cho vào lò nướng & Lò vi sóng.
  • Điều chỉnh chế độ sử dụng phù hợp cho từng món ăn riêng biệt.
  • Ướp gia vị 15-30p trước khi nướng.
  • Vệ sinh, lau chùi lò nướng thường xuyên.

5. Thiết bị Tủ lạnh

Trong những năm gần đây, Tủ lạnh đã chứng kiến sự phát triển đầy ấn tượng về thiết kế lẫn công nghệ. Nếu bạn cảm thấy bối rối trong việc lựa chọn tủ lạnh phù hợp cho gia đình, hãy tham khảo các thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp để lựa chọn một thiết bị nhà bếp phù hợp với gian bếp nhà mình nhất nhé.

5.1. Phân loại Tủ lạnh

Tủ lạnh 01 ngăn

Là dòng tủ lạnh nhỏ, chỉ có một ngăn nhưng vẫn có khay làm đá. Ưu điểm của tủ lạnh 01 ngăn là nhỏ gọn và tiết kiệm năng lượng.

tu lanh 1 canh cua

Tủ lạnh ngăn đông trên

Tủ lạnh ngăn đông trên với tên gọi khác là Top Mount. Là một dòng tủ lạnh phổ biến thường thấy nhất. Thiết kế ngăn đá nằm trên và ngăn đông nằm dưới. Ưu điểm loại này là thiết kế đơn giản, quen thuộc, dễ sử dụng và giá thành hợp lý.

Tủ lạnh ngăn đông trên

Tủ lạnh ngăn đông dưới

Tủ lạnh ngăn đông dưới còn gọi là Bottom mount. Ngược lại với tủ lạnh ngăn đông trên về thiết kế, với phương thức này ngăn đá sẽ nằm bên dưới .

Tủ lạnh ngăn đông dưới

Tủ lạnh side by side

Là tủ lạnh có cửa mở ra 2 bên. Hầu hết được thiết kế với dạng 2 cánh cửa lớn mở ra 2 bên. Với ưu thế là không gian lưu trữ lớn, tủ lạnh side by side phù hợp với những nhà bếp có diện tích lớn.

Tủ lạnh Side by Side

5.2 Kinh nghiệm lựa chọn Tủ lạnh

  • Lựa chọn Tủ lạnh theo nhu cầu sử dụng: Một gia đình gồm 1-2 thành viên sẽ cần tủ lạnh với dung tích 250-380 lít, còn gia đình 3-4 thành viên cần 350-530 lít. Đối với gia đình có hơn 5 thành viên, dung tích của tủ lạnh cần lớn hơn 440 lít theo khuyến nghị. Tuy nhiên, thực tế có thể điều chỉnh theo nhu cầu và thói quen sử dụng thực tế từng gia đình.
  • Lựa chọn Tủ lạnh theo thiết kế: Thiết kế tủ lạnh ngày càng phát triển để phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Tủ lạnh ngăn đông dưới có thể giúp bạn dễ dàng nhìn thấy và lấy những thực phẩm thường xuyên sử dụng. Trong khi đó tủ side by side cho bạn nhiều không gian sử dụng hơn cùng nhiều tính năng tiện lợi khác.
  • Lựa chọn Tủ lạnh theo tính năng: Tùy theo nhu cầu sử dụng, bạn có thể cân nhắc những tính năng đặc biệt của từng dòng tủ lạnh hiện đại. Một số tính năng hiện đại đang được yêu thích như:
    • Công nghệ ngăn đông mềm hiệu quả đông lạnh tốt hơn, nhanh hơn. Đặc biệt bạn sẽ không phải mất thời gian để rã đông như trước đây.
    • Khóa trẻ em thích hợp với gia đình có con nhỏ.
    • Hệ thống khử mùi bằng ion/than hoạt tính giúp giữ hương vị thực phẩm nguyên bản.
    • Chế độ tiết kiệm năng lượng.
    • Vòi nước lạnh tích hợp vào cửa tủ lạnh.

5.3 Mẹo hay sử dụng Tủ lạnh

  • Tủ lạnh nên cách bếp, lò nướng và các thiết bị sinh nhiệt lượng càng xa còn tốt. Điều này giúp làm tăng tuổi thọ các thiết bị hơn cũng như đảm bảo khả năng làm lạnh của tủ lạnh.
  • Vệ sinh và kiểm tra gioăng cao su định kì hàng tháng, cuộn dây ngưng tụ 2 lần/năm để duy trì hoạt động của tủ lạnh một cách tối ưu nhất.
  • Các loại trái cây như táo, chuối, bơ và dưa cần lưu trữ riêng hoặc trong hộp vì khi chín có thể ảnh hưởng đến độ tươiu của các loại trái cây và rau củ khác.
  • Không để thức ăn thừa trong tủ lạnh hơn 4 ngày để đảm bảo sức khỏe.

6. Thiết bị bồn rửa

Trong các khu vực chính của nhà bếp, khu vực phục vụ việc sơ chế thực phẩm và dọn rửa sau bữa ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng, mà trong đó Bồn rửa chính là trọng tâm – nơi được người làm bếp sử dụng nhiều nhất. Do đó, để chọn một chậu rửa phù hợp cần có sự cân nhắc nhiều yếu tố để việc dọn rửa trở nên thật dễ dàng và thoải mái, hãy cùng INHO Interior phân tích các đặc điểm của thiết bị nhà bếp này nhé!

6.1. Phân loại Bồn rửa

Phân loại bồn rửa theo chất liệu

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều chất liệu được ứng dụng để làm chậu rửa, nổi bật trong đó có thể kể đến 02 chất liệu là: Chậu rửa bằng đá và Chậu rửa bằng Inox.

 

Phân loại chậu rửa theo chất liệu

Phân loại chậu rửa theo hình thức lắp đặt

Nhờ các góc cạnh được giấu ở bên dưới bề mặt đá bếp nên chậu lắp âm cho không gian trang nhã, sang trọng. Tuy nhiên, chậu lắp nổi vẫn là lựa chọn của nhiều người nhờ sự đơn giản trong lắp đặt, bảo quản và sử dụng.

Phân loại chậu rửa theo cách lắp đặt

Phân loại bồn rửa theo thiết kế

Tùy theo không gian tủ bếp bạn có thể lựa chọn nhiều loại chậu rửa khác nhau, điển hình như loại: 1 chậu, 2 chậu, loại có tích hợp khay thoát nước hoặc không,…

Phân loại chậu rửa theo thiết kế

6.2 Kinh nghiệm lựa chọn Bổn rửa

  • Chọn chất liệu bồn rửa theo thói quen sử dụng: Bồn rửa bằng đá có ưu điểm kháng khuẩn, chịu nhiệt cao và hạn chế trầy xước, màu sắc phong phú. Chậu rửa inox (thép không rỉ) lại dành cho những người yêu thích truyền thống, có chi phí hợp lý và bảo quản dễ dàng.
  • Chọn bồn rửa theo không gian bếp: Với không gian bếp nhỏ, chậu đơn sẽ giúp bạn có đủ không gian để chuẩn bị và nấu nướng hơn. Chậu đôi hoặc chậu đôi kết hợp khay thoát nước lại giúp bạn vệ sinh dễ dàng và tiện dụng nhưng lại yêu cầu một không gian tủ bếp đủ lớn cho những khu vực khác của tủ bếp.
  • Chọn bồn rửa theo thiết kế tủ bếp: Vật liệu và phương pháp lắp đặt (âm hoặc nổi) sẽ ảnh hưởng nhiều đến thiết kế tủ bếp. Bạn cần cân nhắc để bồn rửa phù hợp với tổng thể bếp cũng như những thiết bị khác.
  • Chọn bồn rửa theo chiều sâu của chậu: Ngày nay chậu bếp có độ sâu trung bình 15-20cm. Nếu thường xuyên sử dụng nồi chảo to, rửa chén hoặc chuẩn bị thực phẩm với số lượng nhiều bạn nên sử dụng chậu rửa có độ sâu lớn.

6.3 Mẹo hay sử dụng Bồn rửa

  • Vệ sinh bồn rửa hàng ngày hoặc sau khi sử dụng.
  • Sử dụng chất tẩy rửa phù hợp với vật liệu bồn, tránh sử dụng chất tẩy mạnh gây ảnh hưởng đến bề mặt bồn rửa.
  • Không sử dụng miến cước cọ nồi để vệ sinh chậu.
  • Nếu chậu rửa tiếp xúc với vật liệu có tính axit, lập tức rửa sạch chậu và lau lại bằng khăn mềm khô.
  • Sử dụng đúng lưới lọc, tránh để rác rơi xuống và làm tắc nghẽn đường thoát nước của chậu.
  • Thường xuyên kiểm tra tránh rò rỉ đường cấp thoát nước, các mặt tiếp xúc của chậu rửa với mặt đá và tủ bếp.

Có thể bạn quan tâm: Mẹo hay sắp xếp nhà bếp gọn gàng

7. Thiết bị Vòi rửa

Một vòi rửa hoàn hảo không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày của bạn mà còn phải phù hợp với phong cách thiết kế của bếp và bồn rửa. Các bí quyết sau đây sẽ giúp bạn rửa chọn một vòi rửa phù hợp.

7.1. Phân loại Vòi rửa

Phân loại vòi rửa theo chất liệu

Tương tự như bồn rửa, có hai dòng vật liệu làm vòi rửa chính là Inox và đá. Mỗi dòng đều có những ưu nhược điểm nhất định.

 

phân loại vòi rửa theo vật liệu

Phân loại vòi rửa theo thiết kế

Vòi rửa cực kỳ đa dạng về kiểu dáng và mẫu mã. Từ chi tiết vòi, tay gạt, tạo hình, cơ cấu rửa tạo ra hàng trăm kiểu dáng khác nhau để bạn có thể lựa chọn phù hợp cho thiết kế tủ bếp và thói quen sử dụng của mình.

Phân loại vòi rửa theo thiết kế

7.2 Kinh nghiệm lựa chọn Bổn rửa

  • Lựa chọn vòi rửa theo Thiết kế: Tiện lợi và đơn giản trong lắp đặt, vòi một lỗ khoan là lựa chọn của nhiều gia đình hiện đại. Bên cạnh đó, vòi rửa với thiết kế đa  dạng, phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau như:
    • Vòi một tay gạt tối giản về thiết kế.
    • Vòi hai tay gạt với nước nóng lạnh riêng biệt.
    • Vòi có đầu rửa kéo dài thêm tiện lợi khi sử dụng.
    • Vòi hình chữ U hoặc chữ L giúp bạn dễ dàng phối hợp với thiết kế tủ bếp.
  • Lựa chọn vòi rửa theo chiều cao vòi: Chiều cao vòi phụ thuộc nhiều vào vị trí lắp đặt, nhất là khi bạn đặt bồn rửa ngay bên dưới tủ treo hoặc cạnh cửa sổ để không bị vướng trong quá trình sử dụng. Đặc biệt, nếu sử dụng bồn rửa có độ sâu nhỏ và thường xuyên rửa các nồi chảo to bạn nên cân nhắc lựa chọn các vòi rửa có chiều cao để dễ dàng thao tác hơn.
  • Lựa chọn vòi rửa theo đường ống cấp nước hiện hữu: Không phải lúc nào tủ bếp cũng có sẵn đường ống nước nóng – lạnh. Trường hợp nhà bếp nhà bạn chỉ có một đường cấp nước lạnh, bạn nên lựa chọn vòi rửa một chế độ nước để tiện lợi cho việc lắp đặt và sử dụng.
  • Lựa chọn vòi rửa phù hợp với tổng thể thiết kế bếp.

7.3 Mẹo hay sử dụng Vòi rửa

  • Thiết kế vòi rửa ở vị trí dễ dàng vệ sinh và sử dụng.
  • Có thể lắt đặt vòi rửa lên mặt đá một cách trực tiếp khi bồn rửa không có sẵn vị trí này. Trường hợp này, bạn cần khoan sẵn lỗ đá đúng vị trí để lắp đặt vòi rửa.
  • Một số vòi rửa thông minh tích hợp luôn đường ống riêng cho máy lọc nước. Tức là bạn có thể uống nước trực tiếp tại vòi khi gạt đúng chế độ.
  • Vòi rửa với ống có thể kéo dài phù hợp với những bồn rửa lớn. Ngoài ra bạn cũng có thể thuận tiện hơn khi vệ sinh thực phẩm và vệ sinh bồn rửa.
  • Một số vòi đặc biệt có thể điều chỉnh chế độ nước đầu ra ngay tại vòi.

8. Tổng hợp các thương hiệu thiết bị nhà bếp được ưu chuộng tại Việt Nam

Thiết bị nhà bếp không chỉ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và kiểu dáng, chúng còn đa dạng ở các thương hiệu thiết bị. Với những tầm giá và chất lượng chênh lệch nhiều, lựa chọn thương hiệu thiết bị bếp luôn là một khó khăn với chủ nhà.

Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê một số thương hiệu thiết bị nhà bếp nổi tiếng đang được ưa chuộng tại thị trường nước ta:

  1. Thiết bị nhà bếp Hafele: Thành lập năm 1923 tại thành phố Nagold, Đức, với những thành công trong lĩnh vực phụ kiện nội thất, phụ kiện công trình cao cấp và hệ thống khóa điện tử tiên tiến, Hafele ngày nay là một trong những công ty lớn nhất trong mảng thiết bị bếp.
  2. Thiết bị nhà bếp Bosch: Bosch có mặt tại Việt Nam lần đầu tiên với một văn phòng đại diện vào năm 1994 và kể từ năm 2007, công ty được đại diện bởi Công ty TNHH Robert Bosch. Đây là một thương hiệu phổ biến và được đa số mọi người biết đến như một thương hiệu tủ bếp với các sản phẩm cực kì chất lượng.
  3. Thiết bị nhà bếp Malloca: Malloca là thương hiệu thiết bị nhà bếp nổi tiếng tại Tây Ban Nha và được An Cường phân phối tại thị trường Việt Nam. Malloca cũng là một thương hiệu thiết bị bếp chất lượng được nhiều người tin dùng.
  4. Thiết bị nhà bếp thương hiệu khác: một số thương hiệu bếp khác cũng được khách hàng ưa chuộng bởi chất lượng và giá thành tốt bạn đọc có thể tham khảo như: Thiết bị bếp Kaff; Thiết bị Bếp Canzy; …

Trên đây là toàn bộ những chia sẽ của INHO Interior về các thiết bị nhà bếp chính. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn thiết bị bếp cho nhà mình.


Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm về sản phẩm Tủ bếp theo các bài viết bên dưới:

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Có nên đặt phòng ngủ trên bếp không ? 04 Cách hóa giải

Phòng ngủ trên bếp là một thiết kế thường thấy ở các thiết kế nhà[...]

Tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau và 6 cách hóa giải

Nhiều người thường thắc mắc liệu việc đặt tường bếp và tường nhà vệ sinh[...]

Bếp đối diện nhà vệ sinh có xấu không ? 5 Cách hóa giải

Nhà bếp và nhà vệ sinh thường là hai khu vực hay được bố trí[...]

33+ Mẫu thiết kế nội thất phòng bếp đẹp – hiện đại

Thiết kế nội thất phòng bếp đẹp và hiện đại đóng vai trò vô cùng[...]

33+ Mẫu Tủ Bếp Phong Cách Indochine Đẹp – Hợp Xu Hướng

Tủ Bếp Phong Cách Indochine hay còn gọi là tủ bếp phong cách Đông Dương[...]

39+ Tủ Bếp Phong Cách Bắc Âu – Scandinavian Đẹp nhất 2023

Tủ bếp phong cách Bắc Âu hay còn gọi là tủ bếp phong cách Scandinavian[...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *