Tương tự như gỗ MFC hay MDF, HDF là một trong những loại gỗ công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất.
Hãy cùng INHO Interior tìm hiểu sâu hơn về gỗ HDF cũng như những ứng dụng của HDF trong các lĩnh vực:
1. Gỗ HDF là gì ?
HDF là từ viết tắt của High Density Fiberboard / Hardboard hay còn gọi là Gỗ ván sợi mật độ cao – là một trong những sản phẩm gỗ công nghiệp cao cấp. Tương tự như gỗ MDF, gỗ HDF được tạo thành từ Bột gỗ tự nhiên, chất kết dính, phụ gia tăng chất lượng gỗ,… và được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.
Có thể nói HDF là một phiên bản cao hơn của MDF vì vậy chất lượng và giá thành cũng có chút nhỉnh hơn.
2. Phân loại gỗ HDF
Hiện nay, HDF trên thị trường khá đa dạng về chủng loại, nhà cung cấp, chất lượng cũng như đơn giá. Riêng công ty cổ phần gỗ An Cường đang kinh doanh 02 mặt hàng HDF có thể kể đến là HDF siêu chống ẩm và Black HDF.
2.1 Gỗ HDF siêu chống ẩm
Tấm HDF siêu chống ẩm V313 của An Cường đạt chuẩn E1 với bề mặt phẳng mịn có thể đáp ứng được yêu cầu cao hơn về mặt kỹ thuật, đặc biệt với các bề mặt trang trí cần độ bóng, mịn cao, giúp các bề mặt này đạt được hiệu ứng cao nhất, các chi tiết cần khoan định hình, phủ sơn,… Nhờ tỷ trọng cao, HDF cứng hơn và ít cong vênh hơn các loại ván gỗ công nghiệp khác.
Chính vì những ưu điểm trên, Gỗ HDF siêu chống ẩm được ứng dụng nhiều cho những nội thất tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài như cửa đi, cửa thông phòng, …
2.2 Gỗ Black HDF
Black HDF là dòng sản phẩm vượt trội về tính chịu nước so với các loại ván khác. Black HDF có tỉ trọng cao, cứng chắc, chịu nước tốt, có thể sử dụng tại các khu vực ẩm ướt, đặc biệt thích hợp làm vách vệ sinh. Với đặc tính lõi ván mịn có màu đen đặc trưng, có thể xử lý cạnh ván nhanh và tiện lợi bằng dầu lau chống nước.
3. Ưu - Nhược điểm của Gỗ HDF
3.1 Ưu điểm:
- HDF nói chung có khả năng chống ẩm, cách âm tốt, khả năng cách nhiệt cao.
- Có khả năng chống mối mọt, cong vênh và khắc phục các nhược điểm của gỗ tự nhiên.
- Có thể kết hợp với các bề mặt hoàn thiện đa dạng như Melamine, Laminate, Acrylic, Sơn 2K,… tùy theo nhu cầu thẩm mỹ.
- Bề mặt nhẵn bóng và thống nhất.
- Độ cứng cao.
- Mẫu mã đa dạng (Có thể phủ bởi nhiều loại vật liệu như Melamine, Laminate, Acrylic , Sơn …)
- Có thể ứng dụng cho trang trí ngoại thất.
3.2 Nhược điểm:
- Giá thành tương đối cao so với các gỗ công nghiệp khác.
- Không uốn được.
- Khả năng trạm trổ hạn chế hơn gỗ tự nhiên.
4. Ứng dụng của Gỗ HDF
Với độ cứng lớn và khả năng chịu tải trọng cao, gỗ HDF thường được sử dụng làm ván sàn hoặc tấm ốp cầu thang.
Tương tự như Gỗ MDF, HDF được sử dụng nhiều trong nội thất đặc biệt là cho những môi trường có độ ẩm cao bởi khả năng chịu nước của vật liệu. Tuy nhiên, Vì giá thành tương đối cao nên gỗ HDF ít được sử dụng hơn.
Với những đặc tính ưu việt của mình, gỗ HDF còn được sử dụng cho những thiết kế ngoại thất có thể kể đến như Cửa làm bằng gỗ HDF.
Trên đây là một số thông tin chính về cốt gỗ công nghiệp HDF, hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn đọc.
Một số bài viết cùng chủ đề có thể bạn quan tâm:
- Gỗ MFC là gì ? Ứng dụng của gỗ MFC trong nội thất.
Bài viết liên quan
Khám Phá Lacquered Laminate & Cánh Shaker An Cường
Lacquered Laminate thuộc bộ sưu tập Trend Collection 2020 của An Cường, đây là một[...]
Th1
Cách Khử Mùi Ẩm Mốc Trong Tủ Bếp Đơn Giản – Hiệu Quả
Nếu tủ bếp nhà bạn đang có mùi hôi ẩm mốc khó chịu này thì[...]
Th12
8 Cách Diệt Gián Trong Tủ Bếp An Toàn – Hiệu Quả – Vĩnh Viễn
Diệt gián trong tủ bếp một cách hiệu quả và an toàn là vấn đề[...]
Th12
Cây Thiết Mộc Lan Trong Phong Thủy – 05 Ý Nghĩa Và Ứng Dụng
Cây Thiết Mộc Lan trong phong thủy mang lại tiền tài, may mắn cho gia[...]
Th9
Washi Tape Là Gì ? 50 Ứng Dụng Washi Tape Trong Trang Trí
Washi tape là một loại giấy thủ công trang trí đến từ Nhật Bản, điểm[...]
Th9
Nhựa Resin Là Gì ? Phân Loại Và Ứng Dụng Nhựa Resin
Nhựa Resin là một nguyên liệu vô cùng phổ biến, được sử dụng nhiều trong[...]
1 Bình luận
Th9