Gỗ MDF là một trong những loại ván Gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Với nhiều ưu điểm về chất lượng và giá thành, MDF có thể nói là lựa chọn số một hiện tại cho các sản phẩm nội thất nhà phố và căn hộ.

Vậy Gỗ MDF là gì ? Vì sao gỗ MDF lại được ưa chuộng như vậy ? Hãy cùng INHO Interior tìm hiểu thêm về sản phẩm này nhé.

Gỗ MDF là viết tắt của Medium density fiberboard nghĩa là loại ván sợi mật dộ trung bình.

Về cấu tạo, MDF bao gồm: Bột sợi gỗ, chất kết dính, chất bảo vệ gỗ (chống mối mọt, chống ẩm,..), bột độn vô cơ và một số phụ gia khác.

Về bề mặt hoàn thiện, khác với Gỗ MFC (Melamine Face Chipboard), Gỗ MDF có thể kết hợp với nhiều vật liệu ốp hoàn thiện khác như Melamine, Laminate, Acrylic bóng gương, Veneer,… để cho ra những tấm ván hoàn thiện với hình dáng và màu sắc đa dạng hơn.

Hình ảnh gỗ MDF
Hình ảnh gỗ MDF

2. Quy trình sản xuất gỗ MDF

Về quy trình sản xuất của gỗ MDF tương tự với gỗ MFC với các bước chuẩn bị cốt gỗ sau đó ép cùng chất tạo kết dính và các phụ gia đặc biệt. Tuy nhiên, về chi tiết, gỗ MDF có 02 quy trình sản xuất khác nhau và đang áp dụng song song là:

2.1 Sản xuất gỗ MDF theo quy trình Khô:

  1. Trộn sợi gỗ đã xử lý với keo và phụ gia.
  2. Đưa hỗn hợp ra khuôn hình tiêu chuẩn.
  3. Ép và gia nhiệt ở nhiệt độ và áp suất cao.
  4. Loại bỏ hơi nước và độ rỗng cho gỗ MDF.
  5. Cắt theo kích thước tiêu chuẩn, kiểm tra ván và xử lý góc cạnh ván.

2.2 Sản xuất gỗ MDF theo quy trình ướt:

  1. Hỗn hợp bột gỗ sau khi xử lý được làm ướt bằng máy phun nước.
  2. Đưa hỗn hợp lên khuôn ép.
  3. Ép nhiệt lần 1 để tạo hình.
  4. Cán hơi ở nhiệt độ cao để gỗ rút nước và giảm lỗ rỗng trong ván.
  5. Kiểm tra và phân loại ván.

2.3 Quy cách hoàn thiện của gỗ MDF:

  • Khối lượng riêng trung bình: 700 – 850 kg/m3
  • Màu sắc: Vàng hoặc Xanh (MDF Chống ẩm)
  • Khổ ván: Tiêu chuẩn 1220×2440 mm – Vượt khổ 1830x2440mm.
  • Độ dày tiêu chuẩn: 6 – 25 mm

3. Phân loại gỗ MDF

Hiện tại, MDF được chia làm 02 dòng chính: MDF tiêu chuẩn và MDF chống ẩm lõi xanh:

3.1 Gỗ công nghiệp MDF tiêu chuẩn

Gỗ công nghiệp MDF tiêu chuẩn có cốt gỗ màu tự nhiên, thường được dùng cho những Nội thất ít tiếp xúc với nước hoặc môi trường có độ ẩm cao.

Gỗ MDF tiêu chuẩn được sử dụng khá nhiều cho các nội thất hạn chế tiếp xúc với nước như : Tủ áo quần, Kệ Tivi, Bàn làm việc, Kệ giày, …

Gỗ MDF thường
Gỗ MDF thường

2.2 Gỗ công nghiệp MDF chống ẩm lõi xanh

Khác với MDF tiêu chuẩn, MDF chống ẩm lõi xanh được sản xuất kết hợp với phụ gia chống ẩm tốt. Với đặc tính chống ẩm, trong điều kiện không khí ẩm ướt thì ván MDF chống ẩm gần như đáp ứng được những tiêu chuẩn khắc khe nhất của sản phẩm, cũng như những hạng mục yêu cầu kĩ thuật và thẩm mỹ cao.

MDF chống ẩm được áp dụng nhiều cho những Nội thất ở môi trường có độ ẩm như Tủ bếp, Kệ Lavabo, …

Gỗ MDF chống ẩm
Gỗ MDF chống ẩm

MDF chống ẩm được sử dụng nhiều trong thiết kế và thi công tủ bếp. Bạn đọc có thể tham khảo thêm sản phẩm này theo đường dẫn: Tủ bếp MDF phủ Melamine

3.3 Cách phân biệt MDF và MDF chống ẩm lõi xanh:

Cách phân biệt gỗ MDF và MDF chống ẩm lõi xanh thật ra rất đơn giản và gần như ai cũng có thể làm được. Với cốt gỗ màu xanh đặc trưng (như hình ảnh), Gỗ MDF chống ẩm lõi xanh dễ dàng phân biệt bằng mắt thường với MDF tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, khi nội thất đã được hoàn thiện bề mặt Melamine và chỉ dán cạnh hoàn toàn, việc phân biệt ván sẽ khó hơn rất nhiều. Một mẹo nhỏ ở đây bạn có thể áp dụng là kiểm tra ở những vị trí khoét lỗ ván như lỗ luồn dây điện trên kệ Tivi, hay với những tủ có cánh bạn có thể kiểm tra vị trí lắp bản lề sẽ lộ ra phần cốt gỗ ở đây.

4. Ưu - Nhược điểm của Gỗ MDF

4.1 Ưu điểm của gỗ MDF

  • Không bị cong vênh, không bị co ngót hay mối mọt như gỗ tự nhiên.
  • Bề mặt phẳng nhẵn.
  • Có thể kết hợp với nhiều vật liệu hoàn thiện như Melamine, Laminate, Acrylic, Veneer hay sơn hoàn thiện.
  • Số lượng nhiều và chất lượng đồng đều.
  • Giá thành rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.
  • Mẫu mã đa dạng.
  • Thời gian gia công, sản xuất nhanh.

4.2 Nhược điểm của gỗ MDF:

  • Đối với ván MDF thường thì khả năng chịu nước kém hơn. Riêng MDF chống ẩm lõi xanh có độ chống ẩm tốt.
  • Không uốn được. 
  • Khả năng trạm trổ hạn chế hơn gỗ tự nhiên.

5. Ứng dụng của gỗ MDF

Gỗ MDF là một trong những cốt Gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất cho nội thất nhà phố và căn hộ hiện nay. Với giá thành hợp lý, chất lượng tốt và thẩm mỹ cao cùng khả năng kết hợp với nhiều loại bê mặt hoàn thiện như Melamine, Laminate, Veneer, Acrylic, Sơn Pu, Sơn 2K, … Gỗ MDF được ứng dụng cực nhiều trong các nội thất hiện đại.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về gỗ MDF.


Bài viết cùng chủ đề có thể bạn quan tâm:

  • Gỗ HDF là gì ? Ứng dụng của Gỗ HDF trong Nội thất
  • Melamine là gì ? Ưu nhược điểm của Melamine
  • Mẹo: Cách Diệt mối mọt gỗ công nghiệp hiệu quả.
  • Tủ Bếp Laminate An Cường | Mẫu Tủ Bếp Đẹp – Phân Loại – Báo Giá
5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Khám Phá Lacquered Laminate & Cánh Shaker An Cường

Lacquered Laminate thuộc bộ sưu tập Trend Collection 2020 của An Cường, đây là một[...]

Cách Khử Mùi Ẩm Mốc Trong Tủ Bếp Đơn Giản – Hiệu Quả

Nếu tủ bếp nhà bạn đang có mùi hôi ẩm mốc khó chịu này thì[...]

8 Cách Diệt Gián Trong Tủ Bếp An Toàn – Hiệu Quả – Vĩnh Viễn

Diệt gián trong tủ bếp một cách hiệu quả và an toàn là vấn đề[...]

Cây Thiết Mộc Lan Trong Phong Thủy – 05 Ý Nghĩa Và Ứng Dụng

Cây Thiết Mộc Lan trong phong thủy mang lại tiền tài, may mắn cho gia[...]

Washi Tape Là Gì ? 50 Ứng Dụng Washi Tape Trong Trang Trí

Washi tape là một loại giấy thủ công trang trí đến từ Nhật Bản, điểm[...]

Nhựa Resin Là Gì ? Phân Loại Và Ứng Dụng Nhựa Resin

Nhựa Resin là một nguyên liệu vô cùng phổ biến, được sử dụng nhiều trong[...]

1 Các bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *