Sau bao ngày dài chờ đợi thì cuối cùng Chủ Đầu Tư (CĐT) đã có thông báo bàn giao căn hộ chung cư của bạn. Bạn cảm thấy vui mừng nhưng cũng không kém phần hồi hộp và lo lắng vì chưa từng nhận bàn giao trước đây.

Hiểu được nổi niềm đó, Chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ nhất những kinh nghiệm nhận bàn giao căn hộ chung cư trong suốt quá trình làm việc để bạn có thể tự tin nhất. Mong những thông tin bên dưới sẽ giúp ích cho bạn!

1.1 Kiểm tra thang máy:

Thang máy là một trong những bộ phận quan trong nhất trong chung cư. Không chỉ phụ trách giao thông trong chung cư, thang máy còn ảnh hưởng cực lớn đến sức khỏe và sự an toàn của toàn bộ cư dân. Chính vì vậy bạn cần chú ý những điểm sau đây trong quá trình nhận bàn giao căn hộ chung cư cùa mình:

  • Cửa thang máy đóng mở có gì bất thường không ? (Nhanh chậm, phát sinh tiếng động lạ,…)
  • Cảm biến cửa thang máy có hoạt động tốt không ? (Lúc cửa thang máy đang đóng gặp vật cản có dừng lại và trả về vị trí mở cửa không ?)
  • Bộ điều khiển trung tâm của thang máy có thể hiện đầy đủ thông tin và hoạt động bình thường không ?
  • Quá trình vận hành lên xuống, Thang máy có di chuyển quá nhanh, quá chậm hay phát ra tiếng động lạ không ?
Hình ảnh Thang máy

1.2 Kiểm tra hệ thống phòng cháy chữa cháy và lối thoát hiểm chung cư:

Hệ thống phòng cháy chữa cháy luôn là một trong những vấn đề  được quan tâm hàng đầu trong quá trình nhận bàn giao căn hộ chung cư, nhất là sau một số tai nạn đáng tiếc gây hậu quả nghiêm trọng trong thời gian gần đây. Bạn cần lưu ý những điểm sau với hệ thống phòng cháy chữa cháy ở chung cư:

  • Chuông báo cháy có hoạt động bình thường không ? (Định kỳ hàng tháng/quí Ban quản lý (BQL) chung cư sẽ tiến hành kiểm tra hệ thống báo cháy, bạn cần chú ý đến chuông thông báo gần căn hộ mình nhất có hoạt động bình thường không)
  • Tại những vị trí cố định trên hành lang Chung cư sẽ được bố trí các bình cứu hỏa cầm tay. Bạn cần kiểm tra chất lượng các bình cứu hỏa này thông qua niêm phong và tem kiểm định định kì được dán trực tiếp trên bình cứu hỏa.
  • Tại hộp cứu hỏa tại mỗi tầng, bạn cần kiểm tra các thiết bị cơ bản như vòi nước, dây nối dài, búa / rìu cứu hỏa, bình cứu hỏa… có được bố trí đầy đủ và đảm bảo chất lượng không ?
  • Kiểm tra bảng thông báo và đèn tín hiệu dẫn đến thang thoát hiểm có hoạt động bình thường không ?
  • Về cửa thoát hiểm phải là loại chống cháy, có tay co thủy lực và luôn có thể mở được từ cả 2 chiều.
Hình ảnh phòng cháy chữa cháy trong chung cư

2. KIỂM TRA PHẦN THÔ VÀ HOÀN THIỆN CƠ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH NHẬN BÀN GIAO CĂN HỘ CHUNG CƯ:

2.1 Kiểm tra diện tích căn hộ

Thực tế thì diện tích căn hộ trên giấy tờ mua bán và diện tích căn hộ thực tế luôn có mức chênh lệch nhất định. Bạn cần chú ý và kiểm tra điều này trong quá trình nhận bàn giao căn hộ của mình. Điều này cũng thường được CĐT ghi chú rõ trong hợp đồng mua bán với khách hàng.

Với những căn hộ có mức chênh lệch diện tích lớn (thông thường là ± 3m²), bạn có thể sẽ phải đóng thêm phần chênh lệch diện tích ứng với đơn giá mua bán ban đầu hoặc ngược lại sẽ được hoàn trả phần chênh lệch diện tích nếu căn hộ của bạn nhỏ hơn so với hợp đồng mua bán. Tóm lại, phần diện tích chênh lệch này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bạn.

Điều bạn cần làm là căn cứ vào biên bản và hồ sơ kỹ thuật – bản vẽ mặt bằng, tiến hành đo đạc lại diện tích thực tế căn hộ để đối chiếu một cách chính xác nhất.

Kiểm tra kích thước căn hộ

2.2 Kiểm tra cửa

Cửa của căn hộ chung cư bao gồm cửa chính ra vào, cửa đi thông phòng, cửa ra ban công và cửa sổ. Bạn cần kiểm tra những yếu tố sau trong quá trình nhận bàn giao căn hộ của mình:

  • Kiểm tra ổ khóa và tay nắm cửa có đủ chắc chắn và an toàn hay không ?
  • Đảm bảo được nhận đầy đủ chìa khóa / thẻ khóa cho các cửa.
  • Thử các cánh cửa để đảm bảo chúng được đóng / mở đúng cách.
  • Kiểm tra bản lề cửa và ốc vít có bị cong vênh, hoen rỉ hay không ?
  • Kiểm tra khung cửa có khít với tường và phần tiếp giáp với tường có được bắn keo hoàn thiện hay không ?
  • Đối với cửa ngoài trời như cửa ra ban công / cửa sổ, bạn cần kiểm tra kĩ độ khít giữa các cánh nhầm đảm bảo độ cách âm và không bị nhiễu nước khi trời mưa.
Kiểm tra cửa căn hộ chung cư

2.3 Kiểm tra tường

Tường căn hộ là một trong những phần chiếm khối lượng nhiều và cần kiểm tra một cách kĩ lưỡng nhất. Cụ thể bạn cần kiểm tra những điểm chính sau trong quá trình nhận bàn giao căn hộ:

  • Xem xét tổng quát căn hộ xem có khu vực nào xuất hiện những dấu hiệu bất thường như bong tróc sơn / xuất hiện vết nứt / vết bẩn không ?
  • Tại những tường tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, tường tiếp giáp nhà vệ sinh và khu vực tường gần hệ thống điều hòa không khí, kiểm tra xem tường có bị thấm nước / rò rỉ nước hay không ?
  • Về phần hoàn thiện sơn nước, kiểm tra xem tường có bị va quẹt, tường có đảm bảo độ phẳng và thẳng, sơn nước có xuất hiện những vệt sơn lệch màu với tổng thể hay không ?
Kiểm tra tường căn hộ

2.4 Kiểm tra trần

Trần căn hộ thường bao gồm trần thạch cao trần bê tông. Bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Kiểm tra hệ thống phòng cháy chữa cháy căn hộ bao gồm các đầu cảm biến nhiệt / đầu cảm biến khói / đầu phun nước cứu hỏa có được bố trí đầy đủ và thống nhất với bản vẽ hay không ?
  • Kiểm tra trần thạch cao có được đóng phẳng và kín với tường hay không ?
  • Kiểm tra tổng thể toàn bộ trần xem có xuất hiện vết nứt, rò rỉ nước hay dấu hiệu lạ không ?
  • Tại những vị trí có nắp thăm trần thạch cao, kiểm tra hệ thống bên trên trần xem có điểm gì bất thường không ?
kiểm tra trần căn hộ

2.5 Kiểm tra sàn

Kiểm tra sàn nhà khá khó khăn đối với những người chưa có kinh nghiệm. Sàn nhà căn hộ thông thường bao gồm sàn Gạchsàn Gỗ. Để thuận tiện cho bạn trong việc kiểm tra chúng tôi sẽ tách ra 02 loại sàn này ra để bạn có thể dễ dàng kiểm tra nhất:

   1. Đối với sàn Gạch bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Kiêm tra tổng thể toàn bộ sàn gạch xem có viên gạch nào bị lỗi như nứt vỡ, xước mạnh, ố hoặc đổi màu do hóa chất, … 
  • Kiểm tra độ bám dính và đặc chắc giữa gạch và sàn bê tông bằng cách gõ nhẹ lên bề mặt gạch.
  • Kiểm tra mạch ron giữa các viên gạch có đều và đúng chuẩn hay không ? Đường ron chuẩn có độ rộng khoản 2mm và phải thẳng đều theo các phương.
  • Kiểm tra tại vị trí tiếp giáp các viên gạch có phẳng hay không ?
  • Đối với len gạch kiểm tra tương tự và đặc biệt lưu ý ở những vị trí ghép ở góc tường.

Bạn đọc có thể quan tâm: Nên chọn gạch lát nền màu gì ?

Kiểm tra sàn gạch căn hộ chung cư

   2. Đối với sàn Gỗ bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Kiểm tra tổng thể toàn bộ ván sàn xem có tấm nào xuất hiện các dấu hiệu bất thường như phồng rộp, xước, … đặc biệt là các vị trí cạnh tường, góc nhà, gần cửa.
  • Đi lại nhiều lần trên sàn để kiểm tra có vị trí nào bất thường không.
  • Kiểm tra lớp phủ bề mặt và màu giữa các tấm ván sàn có thống nhất hay không ?
  • Với nẹp chân tường: Sử dụng loại đồng màu hoặc theo thiết kế, đảm bảo vị trí đấu nối  / ghép góc phải thẩm mỹ, vết đinh đóng định vị nẹp không được lộ nhiều.
  • Đặc biệt lưu ý tại những vị trí góc tường, nơi giao nhau giữa ván sàn và nẹp tường không được có khe hở khi nhìn theo cả phương ngang và phương đứng. Nếu hở mặt bằng thì có nghĩa là sàn gỗ bị hụt chưa chạm tường, nếu hở mặt đứng là nẹp chân tường bị công hoặc bị lẹm mất.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp về Gỗ công nghiệp dùng trong nội thất.

Kiểm tra sàn gỗ căn hộ chung cư

2.6 Kiểm tra hệ thống điện căn hộ

Về hệ thống điện bạn cần chú ý những điểm sau:

  • Kiểm tra tổng thể hệ thống điện theo bản vẽ sơ đồ điện của tòa nhà. Kiểm tra chắc chắn các vị trí nguồn điện chờ, công tắc, ổ cắm, cáp quang, cáp internet, cáp điện thoại,… đầy đủ và đúng vị trí như trong bản vẽ.
  • Bật tắt các công tắc điện để đảm bảo công tắc hoạt động bình thường.
  • Cắm thử các ổ cắm để đảm bảo ổ cắm hoạt động bình thường
  • Bật sáng toàn bộ đèn chiếu sáng và thiết bị trong nhà để đảm bảo chúng hoạt động bình thường.
  • Đối với những thiết vị có khả năng nhiễu điện, đảm bảo chắc chắn chúng được kết nối với dây tiếp đất chống nhiễu điện. (Đặc biệt là Máy nước nóng, Tủ lạnh, Bếp điện, Máy giặt,…)
kiem tra he thong dien

2.7 Kiểm tra hệ thống cấp thoát nước

Đối với hệ thống cấp thoát nước sẽ liên quan và ảnh hưởng đến nhiều khu vực trong căn hộ. Bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Kiểm tra chống thấm và rò rỉ nước: Kiểm tra các vị trí mà ống nước đi qua, các vị trí chân tường nhà vệ sinh, chân tường ban công / lô gia và hộp kỹ thuật xem có hiện tượng thấm nước hay không ?
  • Kiểm tra thiết bị nhà vệ sinh và các bồn rửa đảm bảo các thiết bị hoạt động bình thường và nước không bị nhỏ giọt.
  • Bật nước các vòi để đảm bảo chúng hoạt động bình thường và kiểm tra xem áp lực nước có mạnh / yếu hoặc cần điều chỉnh hay không ? (Có thể điều chỉnh áp lực nước bằng van tổng được dấu bên trên trần thạch cao của căn hộ)
  • Kiểm tra độ sạch của nước, xem nước có màu sắc hay mùi vị lạ hay không ?
  • Kiểm tra các vị trí thoát nước tại ban công/ lô gia, bồn rửa, nhà vệ sinh có hoạt động bình thường hay không?
  • Kiểm tra sàn của ban công / lô gia, sàn nhà vệ sinh và phòng giặt xem có bị đọng nước hay không ? (Nếu nước bị đọng trên sàn có thể do sàn gạch được lót không đúng chuẩn, độ dốc thoát nước không đảm bảo nên cần xử lý ngay.)
  • Đối với những căn hộ có bố trí máy nước nóng gián tiếp cần kiểm tra máy đã được đấu nối đúng chuẩn theo bản vẽ hay chưa và đặc biệt kiểm tra máy có rò rỉ điện hay không ?
kiem tra he thong nuoc

3. KIỂM TRA PHẦN NỘI THẤT TRONG QUÁ TRÌNH NHẬN BÀN GIAO CĂN HỘ CHUNG CƯ:

Với những căn hộ bàn giao bao gồm nội thất, bạn cần lưu ý kiểm tra những phần sau đây trong quá trình nhận bàn giao căn hộ của mình:

  • Đầu tiên, bạn cần kiểm tra khối lượng nội thất có đúng như những cam kết và bảng khối lượng ban đầu như trong hợp đồng đã quy định hay không? Thực tế, nhiều chung cư giao khối lượng Nội thất thiếu so với cam kết ban đầu và cư dân có thể yêu cầu bổ sung hoặc đền bù phần chênh lệch này.
  • Về Vật liệu: Nội thất được bàn giao có đúng vật liệu như trong hợp đồng trước đó. 
  • Về kiểu dáng: Kiểm tra kiểu dáng, kích thước Nội thất có đúng với những gì CĐT đã cam kết ban đầu không ?
  • Về Thiết bị: Kiểm tra các thiết bị được giao kèm như Máy hút mùi, bếp, bồn rửa, vòi rửa, máy lạnh và các thiết bị khác có đúng mẫu mã và hoạt động bình thường không?
  • Về Phụ kiện: Kiểm tra các phụ kiện như bản lề, ray bi, các vị trí bắn đinh vít xem có xuất hiện hiện tượng hen rỉ hay phát ra tiếng kêu bất thường không ? Đóng mở từng cánh cửa và học kéo để kiểm tra từng ngăn học tủ.
  • Với những căn hộ bàn giao bao gồm rèm, bạn nên kiểm tra xem rèm có bị mốc/ thủng lỗ hay không? Kéo ra vào để đảm bảo rèm hoạt động bình thường.
Kiểm tra nội thất căn hộ

4. LƯU Ý ĐẶC BIỆT KHI NHẬN BÀN GIAO CĂN HỘ CHUNG CƯ:

Trước khi nhận bàn giao căn hộ chung cư, bạn cần chuẩn bị:

  • Thời gian: Việc kiểm tra để nhận bàn giao căn hộ chung cư thường mất nhiều thời gian (thông thường kéo dài từ 2-3 tiếng đồng hồ) nên đầu tiên bạn cần sắp xếp lịch trình công việc của mình. Dành ra một buổi để có thể thoải mái làm việc nhất.
  • Giấy tờ: Để thống nhất thông tin, bạn cần in hoặc photo đầy đủ những giấy tờ liên quan đến việc mua bán căn hộ bao gồm Hợp đồng mua bán, Bản vẽ / Hồ sơ thi công căn hộ, Biên lai các lần thanh toán, … và các giấy tờ liên quan khác.
  • Công cụ: Chuẩn bị các công cụ như thước dây, thước laser, máy ảnh, thiết bị kiểm tra điện (Có thể sử dụng cục sạc điện thoại để kiểm tra), máy ảnh, sổ tay, …
  • Hỗ trợ: Nếu bạn không tự tin trong việc nhận bàn giao có thể nhờ người thân hoặc người đã có kinh nghiệm nhận bàn giao căn hộ chung cư trước đó.
Lưu ý khi nhận bàn giao căn hộ

Trong lúc nhận bàn giao, bạn cần chú ý:

  • Đầu tiên, chụp hình tổng thể và chi tiết các góc trong căn hộ.
  • Liệt kê toàn bộ các hạng mục cần kiểm tra ra giấy hoặc điện thoại trước.
  • Kiểm tra các hạng mục theo tuần tự một cách hợp lý, không chồng chéo các hạng mục nhằm tránh bỏ sót lỗi.
  • Khi phát hiện lỗi hoặc sai phạm, bạn báo ngay cho nhân viên giao nhà, chụp hình và note lại rõ ràng vào sổ hoặc điện thoại để lưu giữ.
  • Chỉ ký biên bản bàn giao căn hộ chung cư nếu không phát hiện ra lỗi hoặc đã xử lý toàn bộ lỗi.
Lưu ý trong lúc nhận bàn giao căn hộ

Sau khi đã nhận bàn giao, bạn cần chú ý:

  • Đảm bảo đã nhận được toàn bộ khóa cửa trong và ngoài nhà. Với các loại khóa sử dụng mật khẩu, tiến hành đổi mật khẩu.
  • Tắt hết hệ thống điện và khóa nước tổng nếu bạn chưa có dự định chuyển vào ở hoặc cho thuê.
  • Yêu cầu cung cấp chỉ số đồng hồ điện, nước.
  • Yêu cầu cung cấp sơ độ điện và nước nếu bạn chưa có để phục vụ quá trình sửa chữa, lắp đặt nội thất sau này. (Tránh khoan, đục trúng các đường điện nước)
nhan ban giao can ho

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm mà INHO Interior đã đúc kết trong suốt quá trình hỗ trợ khách hàng nhận bàn giao căn hộ chung cư. Hy vọng những thông tin trên sẽ phần nào giúp bạn trong quá trình nhận căn hộ của mình. 


Bài viết cùng chủ đề có thể bạn quan tâm:

  • Thông tin tổng hợp về căn hộ Emrald Celadon City quận Tân Phú.
  • Bí quyết Tận dụng không gian hợp lý cho căn hộ có diện tích nhỏ.
  • Hướng bàn làm việc chuẩn và hợp phong thủy.
Rate this post

Bài viết liên quan

Khám Phá Lacquered Laminate & Cánh Shaker An Cường

Lacquered Laminate thuộc bộ sưu tập Trend Collection 2020 của An Cường, đây là một[...]

Cách Khử Mùi Ẩm Mốc Trong Tủ Bếp Đơn Giản – Hiệu Quả

Nếu tủ bếp nhà bạn đang có mùi hôi ẩm mốc khó chịu này thì[...]

8 Cách Diệt Gián Trong Tủ Bếp An Toàn – Hiệu Quả – Vĩnh Viễn

Diệt gián trong tủ bếp một cách hiệu quả và an toàn là vấn đề[...]

Cây Thiết Mộc Lan Trong Phong Thủy – 05 Ý Nghĩa Và Ứng Dụng

Cây Thiết Mộc Lan trong phong thủy mang lại tiền tài, may mắn cho gia[...]

Washi Tape Là Gì ? 50 Ứng Dụng Washi Tape Trong Trang Trí

Washi tape là một loại giấy thủ công trang trí đến từ Nhật Bản, điểm[...]

Nhựa Resin Là Gì ? Phân Loại Và Ứng Dụng Nhựa Resin

Nhựa Resin là một nguyên liệu vô cùng phổ biến, được sử dụng nhiều trong[...]

1 Các bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *