1. Gỗ công nghiệp là gì ?
Gỗ công nghiệp như cái tên của nó là một loại gỗ nhân tạo được sản xuất từ gỗ tự nhiên kết hợp với chất kết dính và một số phụ gia khác. Gỗ công nghiệp thường được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tác sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên hoặc thân cây gỗ tự nhiên ngắn ngày.
Về cơ bản, Gỗ công nghiệp sẽ có 02 thành phần cơ bản cấu thành:
- Phần Cốt gỗ công nghiệp: như MFC, MDF, HDF, Plywood, WPB, … liên quan độ cứng, khả năng chịu lực, khả năng chống nước của vật liệu.
- Phần Bề mặt gỗ công nghiệp: như Melamine, Laminate, Acrylic, Sơn, … qui định về thẩm mỹ của vật liệu.
2. Ưu - Nhược điểm của gỗ công nghiệp
2.1 Ưu điểm của Gỗ công nghiệp:
- Gỗ công nghiệp có giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên.
- Gia công sản xuất nhanh chóng.
- Chất lượng tốt và đồng đều, nguồn hàng nhiều và luôn có sẵn.
- Đảm bảo các yêu cầu về kĩ thuật – khắc phục các nhược điểm của gỗ tự nhiên như chóng mối mọt, cong vênh, co ngót, …
- Màu sắc và kiểu dáng đa dạng, dễ dàng tùy biến và kết hợp trong thiết kế.
- Độ bền cao.
2.2 Nhược điểm của Gỗ công nghiệp:
- Gỗ được sản xuất theo dây chuyền công nghiệp nên khổ ván cũng như độ dày theo tiêu chuẩn.
- Khó đi các chi tiết trạm trỗ, điêu khắc, hoa văn như gỗ tự nhiên.
- Tuổi thọ thấp hơn các loại Gỗ tự nhiên cao cấp.
Gỗ công nghiệp được ứng dụng nhiều trong thiết kế và thi công nội thất tủ bếp với nhiều ưu điểm nổi trội. Bạn đọc có thể tham khảo thêm một số thông tin về sản phẩm này tại:
- Tủ bếp gỗ công nghiệp – Xu hướng thiết kế và thi công tủ bếp 2021
- Báo Giá Tủ Bếp Gỗ An Cường | Thi Công Tủ Bếp Trọn Gói 2021
- Mẫu Tủ Bếp Đẹp Và Hiện Đại | 250+ Ý Tưởng Thiết Kế Tủ Bếp
3. Các loại cốt gỗ công nghiệp
Cốt gỗ công nghiệp bao gồm nhiều chủng loại khác nhau. Mỗi loại lại khác nhau nhiều về chất lượng và giá cả. Việc lựa chọn Cốt gỗ phù hợp không chỉ tăng tuổi thọ của sản phẩm mà còn góp phần tiết giảm chi phí một cách hợp lý cho công trình.
Dưới đây là một số loại cốt gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong sản xuất và thi công Nội thất:
3.1 Cốt gỗ MFC
Gỗ MFC là viết tắt của Melamine Faced Chipboard, là loại ván dăm phủ nhựa Melamine. Về cấu tạo, MFC được kết hợp từ dăm gỗ tự nhiên ngắn ngày kết hợp với keo và một số phụ gia và được ép thành dạng tấm dưới áp lực cao.
Bề mặt hoàn thiện của MFC được phủ lên một lớp Melamine nhầm bảo vệ cốt gỗ và tạo hình hoàn thiện cho tấm ván. Lớp Melamine hoàn thiện này có thể là màu đơn sắc, giả vân gỗ tự nhiên, giả bề mặt vải hoặc bê tông,… tùy theo nhu cầu sử dụng riêng.
MFC có hai loại: Gỗ MFC thường và gỗ MFC chống ẩm lõi xanh.
3.2 Cốt gỗ MDF
Gỗ MDF là viết tắt của Medium density fiberboard nghĩa là loại ván sợi mật dộ trung bình.
Về cấu tạo, MDF bao gồm: Bột sợi gỗ, chất kết dính, chất bảo vệ gỗ (chống mối mọt, chống ẩm,..), bột độn vô cơ và một số phụ gia khác.
Về bề mặt hoàn thiện, khác với MFC, MDF có thể kết hợp với nhiều vật liệu ốp hoàn thiện khác như Laminate, Acrylic bóng gương, Veneer để cho ra những tấm ván hoàn thiện với hình dáng và màu sắc đa dạng hơn.
Cũng như MFC, MDF được chia làm 02 dòng chính: MDF thường và MDF chống ẩm lõi xanh.
3.3 Cốt gỗ HDF
Gỗ HDF là từ viết tắt của High Density Fiberboard hay còn gọi là Gỗ ván sợi mật độ cao – là một trong những sản phẩm gỗ công nghiệp cao cấp.
Tương tự như gỗ MDF, gỗ HDF được tạo thành từ Bột gỗ tự nhiên, chất kết dính, phụ gia tăng chất lượng gỗ,… và được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao. Có thể nói HDF là một phiên bản cao hơn của MDF vì vậy chất lượng và giá thành cũng có chút nhỉnh hơn.
Gỗ HDF được chia làm 2 dòng chính: Gỗ HDF thường và Black HDF siêu chống ẩm.
3.4 Cốt gỗ Plywood
Gỗ công nghiệp Plywood là sự sáng tạo của ngành gỗ kỹ thuật, gỗ Plywood này làm từ nhiều lớp gỗ lạng xắp xếp vuông góc liên tục lẫn nhau theo hướng vân gỗ của mỗi lớp. Các lớp này dán với nhau bằng keo Phenol hay Formaldehyde dưới tác dụng của nhiệt và lực ép.
- Keo Phenol: có độ cứng cao, phẳng, chịu nước cực tốt vì thế thường được dùng trong ngành công nghiệp đóng tàu, ngành xây dựng…và sử dụng nhiều trong trang trí sản phẩm nội thất trong nhà, nội thất ngoài trời.
- Keo Formaldehyde: chống cong vênh, co rút, vặn xoắn.
Đặc điểm của gỗ Plywood là độ bền, độ cứng cao, chịu lực kéo tốt, có khả năng uốn và độ chịu nước cực tốt.
3.5 Cốt gỗ WPB
WPB là viết tắc của Water Proof Board với kết cấu gốc nhựa, tấm WPB có trọng lượng nhẹ, chậm cháy và hoàn toàn chống nước, được sử dụng rộng rãi cho các thiết kế quảng cáo, hội chợ, trang trí nội và ngoại thất, đặc biệt là cửa chống nước, tủ bếp, tủ vệ sinh, vách vệ sinh, vách trang trí…
WPB có độ bền vượt trội, đặc biệt không mối mọt, không ẩm mốc, an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
4. Các loại bề mặt gỗ công nghiệp
4.1 Bề mặt Melamine
Melamine là nhựa tổng hợp có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4-1 zem (1zem=0.1mm), được phủ lên cốt gỗ.
Ưu điểm của bề mặt Melamine:
- Màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng.
- Khả năng giữ màu tốt.
- Giá thành rẻ.
- Khả năng chống thấm nước, chống xước, chịu va đập của bề mặt tốt.
- Dễ dàng lau chùi, vệ sinh.
Hiện nay riêng An Cường có sẵn 300 màu từ các màu đơn như đen , trắng, xám, xanh, … cho đến các màu vân gỗ như Oak (sồi), Ash (tần bì), Maple (gỗ thích), Beech (giẻ gai), Acacia (tràm), Teak (giả tị), Walnut (gỗ óc chó), Campho (gỗ cẩm), Chery (anh đào), Gõ đỏ, Nu vàng, Nu đỏ, từ hiện đại đến cổ điển … tất cả đều giống gỗ thật.
Tham khảo thêm sản phẩm Tủ bếp Melamine tại:
- Tủ bếp Melamine là gì ? Tổng hợp mẫu tủ bếp Melamine đẹp
4.2 Bề mặt Laminate
Laminate là một chất liệu nhựa tổng hợp cao cấp, có tên gọi là Formica. Tên khoa học là High-pressure Laminate (HPL). Chất liệu này giúp sản phẩm có nhiều tính năng vượt trội như chống trầy xước, chịu va đập, chịu nhiệt, chịu ăn mòn, chịu tàn thuốc, chống mối mọt và vi khuẩn, chống tĩnh điện…
Bề mặt Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dăm, Ván mịn (MDF), ván HDF làm tăng tính thẩm mỹ cho nội thất gỗ và đạt hiệu quả cao trong việc duy trì độ bền lâu.
Ưu điểm của Bề mặt Laminate:
- Bề mặt Laminate có tính thẩm mỹ cao, màu sắc đa dạng, ngoài những màu trơn còn có cả màu kim loại, màu ánh nhũ.
- Bề mặt film của tấm vật liệu vô cùng phong phú như các vân gỗ tự nhiên, vân sần, vân nổi, vân đá…
- Dòng post forming dẻo dai, có thể uốn cong để tạo hình cho nhiều đồ nội thất như quầy, kệ…
- Bề mặt có tính năng chống xước, chống phai màu, chống các tác động từ hóa chất, giúp lưu giữ vẻ đẹp của nội thất lâu dài.
- Có khả năng chịu nhiệt tốt, chịu va đập cũng như các tác động vật lí cực cao, giúp duy trì tuổi thọ của sản phẩm.
- Dễ dàng thi công, tạo hình và lắp ghép.
Tham khảo thêm sản phẩm Tủ bếp Laminate tại:
- Tủ bếp Laminate là gì ? Tổng hợp mẫu tủ bếp Laminate đẹp
4.3 Bề mặt Acrylic
Acrylic tên tiếng anh là High Gloss Acylic – hay còn được gọi là Acrylic bóng gương là một sản phẩm rất được ưu thích cho phong cách Nội thất hiện đại sang trọng.
Bề mặt Acrylic có độ nhẵn bóng và phẳng mịn cao. Nhờ có bề mặt bóng gương hoàn hảo mà Acrylic tối đa hóa việc sử dụng ánh sáng, tạo cảm gian không gian rộng mở và thoáng đãng hơn. Ngoài ra, Bề mặt Acrylic rất dễ lau chùi, vệ sinh.
Về màu sắc, Bề mặt Acrylic rất phong phú với hơn 100 màu từ màu trơn, vân kim loại, vân gỗ bóng,…
Ưu điểm của Acylic:
- Màu sắc đa dạng, phong phú, bền màu.
- Có độ bóng gương, tạo không gian thoáng đãng và sang trọng.
- Phát triển dòng Acylic dán cạnh không đường line với độ hoàn thiện rất cao.
- Đặc biệt phù hợp cho thiết kế phong cách hiện đại, tối giãn.
Tham khảo thêm sản phẩm Tủ bếp Acrylic tại:
- Tủ bếp Acrylic là gì ? Tổng hợp mẫu tủ bếp Acrylic đẹp
4.4 Bề mặt Veneer
Veneer thật ra chính là gỗ được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên nên có thể lấy được vân gỗ thật của cây. Chiều dày của Veneer chỉ từ 0.1-2mm.
Ưu điểm của gỗ Veneer:
- Lấy được vân gỗ tự nhiên nên độ chân thật cao nhất.
- Được xử lý công nghiệp nên độ hoàn thiện cao, loại bỏ những nhược điểm thông thường của gỗ tự nhiên như cong vênh, mối mọt,…
- Giá thành rẻ hơn Gỗ tự nhiên.
- Dễ dàng tùy biến theo thiết kế.
4.5 Bề mặt Sơn
Bề mặt Sơn là bề mặt cốt gỗ công nghiệp được phủ bằng lớp Sơn hoàn thiện.
Hiện tại trên thị trường đang có nhiều chủng loại sơn với chất lượng, kỹ thuật sơn và giá cả tương đối đa dạng. Về cơ bản quá trình sơn bao gồm các công tác chuẩn bị bề mặt (chà nhám) – Bả bột hoặc lau màu – Sơn lót – Sơn hoàn thiện – Dặm màu và phun bóng.
Ưu điểm lớn nhất của Bề mặt Sơn có thể kể đến là màu sắc cực kì đa dạng do lớp sơn hoàn thiện có thể chọn thoải mái theo thiết kế. Bề mặt chỉ hoàn thiện cao đảm bảo thẩm mỹ.
Tham khảo thêm sản phẩm Tủ bếp Sơn 2K tại:
- Tủ bếp Sơn 2K là gì ? Tổng hợp mẫu tủ bếp Sơn 2K đẹp
Trên đây tổng hợp thông tin về Gỗ công nghiệp. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn.
Bài viết cùng chủ đề có thể bạn quan tâm:
- Mẹo Diệt mối mọt cho gỗ công nghiệp hiệu quả
Bài viết liên quan
Khám Phá Lacquered Laminate & Cánh Shaker An Cường
Lacquered Laminate thuộc bộ sưu tập Trend Collection 2020 của An Cường, đây là một[...]
Th1
Cách Khử Mùi Ẩm Mốc Trong Tủ Bếp Đơn Giản – Hiệu Quả
Nếu tủ bếp nhà bạn đang có mùi hôi ẩm mốc khó chịu này thì[...]
Th12
8 Cách Diệt Gián Trong Tủ Bếp An Toàn – Hiệu Quả – Vĩnh Viễn
Diệt gián trong tủ bếp một cách hiệu quả và an toàn là vấn đề[...]
Th12
Cây Thiết Mộc Lan Trong Phong Thủy – 05 Ý Nghĩa Và Ứng Dụng
Cây Thiết Mộc Lan trong phong thủy mang lại tiền tài, may mắn cho gia[...]
Th9
Washi Tape Là Gì ? 50 Ứng Dụng Washi Tape Trong Trang Trí
Washi tape là một loại giấy thủ công trang trí đến từ Nhật Bản, điểm[...]
Th9
Nhựa Resin Là Gì ? Phân Loại Và Ứng Dụng Nhựa Resin
Nhựa Resin là một nguyên liệu vô cùng phổ biến, được sử dụng nhiều trong[...]
1 Bình luận
Th9