Trong đời sống người Việt Nam, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tồn tại như một nét đẹp văn hóa, lưu truyền qua nhiều thế hệ. Văn hóa thờ cúng tổ tiên chứa đựng những giá trị thiêng liêng, phản ánh tấm lòng thành kính, đạo lý “uống nước nhớ nguồn“, biết ơn ông bà, tổ tiên, biểu hiện của lòng hiếu thảo, nhớ đến công ơn sinh thành, nhớ đến cội nguồn của người dân Việt.

Vì vậy, Bàn thờ Gia Tiên là thành phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, không kể giàu nghèo hay địa vị xã hội. 

Cách bố trí bàn thờ gia tiên sao cho đúng phong tục, hợp phong thủy là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Tham khảo bài viết dưới đây của INHO Interior để tìm hiểu rõ hơn về văn hóa thờ cúng tổ tiên và cách bố trí bàn thờ gia tiên nhé! 

Cách bố trí bàn thờ gia tiên

Cách bố trí bàn thờ gia tiên theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hay còn gọi được gọi khái quát là Đạo Ông BàĐạo HiếuĐạo Làm Con là tục lệ thờ cúng những người đã khuất, đặc biệt là tổ tiên của nhiều dân tộc, phát triển mạnh trong văn hóa Việt Nam và Trung Hoa.

Phong tục thờ cúng tổ tiên gần như trở thành một thứ tôn giáo của người Việt, đa phần gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên trong nhà, ít nhất là có treo di ảnh một cách trang trọng.

Ý nghĩa thiêng liêng của phong tục thờ cúng tổ tiên

1. Thờ cúng tổ tiên vào ngày rằm, mùng một

 Ở khu vực Á Đông, ngày trăng tròn – sáng tỏ còn được gọi là ngày Vọng – nghĩa là “hướng lên trên cao mà chiêm ngưỡng“. Dựa trên biểu kiến trực quan – các tôn giáo lấy ngày đối xứng ngày Vọng gọi là ngày Sóc – nghĩa là rất tối – tối sơ, cổ sơ. 

Theo truyền thống của Nho – Lão Giáo, ngày Sóc – Vọng là ngày thiên địa mở thông – là sự thông thương của mọi chướng ngại giữa 3 cõi: Thiên – Địa – Nhân. Trời sẽ chứng giám cho hành vi của con người, ông bà tổ tiên sẽ về cảm nhận được lòng thành của con cháu và quỷ thần sẽ lui khỏi những ngày này, không nhiễu hại ai. Nên vào ngày này, người Việt thường cúng lễ nhằm cầu được sự bình an trong tâm thức. 

tín ngưỡng thờ gia tiên

2. Ý nghĩa thiêng liêng của Thờ cúng tổ tiên

Thờ cúng tổ tiên với các hình thức lễ nghi, cúng bái bắt đầu từ ngàn xưa – mang nhiều tầng ý nghĩa thiêng liêng:

  • Thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.  
  • Vào ngày Sóc Vọng, Giỗ Tết, con cháu trong gia đình sum họp, thờ cúng thể hiện được tấm lòng thành kính, tưởng nhớ những người thân đã khuất.
  • Thờ cúng tổ tiên ông bà là phong tục – chuẩn mực đạo đức, nguyên tắc làm người; đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu với ông bà tổ tiên, với nguồn gốc của mình.

Cách bố trí bàn thờ gia tiên

1. Một số quy tắc chung khi bố trí bàn thờ gia tiên

quy tắc chung bố trí bàn thờ gia tiên

01

Bát hương hay lư hương là vật phẩm không thể thiếu. 

02

Bàn thờ cần được đặt ở nơi thanh tịnh, trang trọng nhất. Nếu nhà cao tầng thì bàn thờ nên đặt ở tầng cao nhất, yên tĩnh và không gần nhà vệ sinh. 

03

Bàn thờ cần được giữ sạch sẽ, trước mỗi ngày Sóc Vọng cần được lau dọn, vệ sinh kĩ lưỡng, gọn gàng. 

04

Các vật phẩm thờ cúng như bánh kẹo, trái cây, nước ngọt ,… cần được bài trí xung quanh bàn thờ nhưng KHÔNG được che lấp bát hương và di ảnh thờ. 

2. Vị trí đặt bàn thờ gia tiên

Thông thường, vị trí đặt bàn thờ gia tiên trong nhà hợp lý nhất là ở gian nhà chính, chính giữa nhà – trung tâm của các nguồn khí trong căn nhà. Nếu ở nhà cao tầng thì bàn thờ gia tiên được đặt ở tầng cao nhất, nơi thanh tịnh và yên tĩnh.  

Nếu nhà có điều kiện thì đồ thờ được sơn son thếp vàng; có đủ thần chủ bốn đời để thờ, đó là cao, tằng, tổ, khảo. Thần chủ làm bằng gỗ táo, trên đó đề tên, họ, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tiên. Nhà không có điều kiện thì cũng chỉ cần vài cây đèn nến là đủ.

Đặt bàn thờ gia tiên chính giữa nhà để ông bà, tổ tiên có thể quan sát, dõi theo và phù hộ độ trì cho con cháu. 

Khi đặt bàn thờ gia tiên cần phải TRÁNH:

  • Hướng vào cửa phòng bếp hoặc phòng vệ sinh vì đây là những khu vực tập trung khí âm trong nhà, ảnh hưởng xấu đến bàn thờ. 

  • Đặt bàn thờ gia tiên gần với phòng trẻ em vì thường phònh trẻ nhỏ khá ồn ào, làm mất tính trang nghiêm, yên tĩnh của khu vực này.

  • Gần bên hoặc đối diện phòng ngủ vợ chồng gia chủ.  
nên tránh khi bố trí bàn thờ gia tiên

3. Hướng đặt bàn thờ gia tiên

Hướng đặt bàn thờ gia tiên cũng rất quan trọng. Thường thì dựa vào tuổi của gia chủ để có thể xác định được mệnh phong thủy (lưu ý khác với mệnh tử vi), sau đó kết hợp với 4 hướng sao tốt của gia chủ (Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị) để có thể tìm được hướng đặt bàn thờ gia tiên đem lại sự phù hộ tốt nhất. 

  • Sinh khí: Thuận lợi công việc, đường công danh phát triển.
  • Thiên Y: Có lợi cho sức khỏe, mọi bệnh tật rồi sẽ qua.
  • Diên Niên: Nói về mối quan hệ tốt đẹp về đường tình cảm giữa những người thân trong gia đình.
  • Phục Vị: Giúp bạn luôn tự tin trong cuộc sống luôn thành công trong học vấn, thi cử

Theo nhà Phật thì bàn thờ gia tiên nên đặt hướng Nam vì đây là nơi của bát nhã, tức trí tuệ, hướng của sự sáng tạo, của sinh lực tràn trề, đầy dương khí.

Nhiều gia đình cũng đặt bàn thờ gia tiên hướng Tây vì người ta nghĩ hướng này hợp với sự đối đãi của âm dương, nên yên ổn và phát triển, nghĩa là vị thần được an tọa.

4. Sơ đồ cách bố trí bàn thờ gia tiên

Tuỳ theo phong tục tập quán của từng vùng miền, từng gia đình mà cách trang trí và bố trí bàn thờ gia tiên cũng khác nhau.

Thông thường, bàn thờ gia tiên được chia làm ba lớp: 

  • Lớp ngoài là nơi mọi người đến làm lễ, thường được đặt phản hoặc để trống nền nhà.
  • Lớp giữa là lớp hương án, đặt Bộ Tam Sự (bát hương, chân đèn, bài vị)
  • Lớp trong cùng mới là nơi thờ tổ tiên, bên trên để khám sơn son, bài vị hay chân dung người quá cố

Khám thờ, ngai thờ

Khám thờ thường được làm bằng gỗ, trang trí hoa văn cầu kỳ với cấu tạo có phần cửa đóng mở, phía trong đặt linh vị, bài vị tổ tiên.

Thông thường, khám thờ sẽ được đặt trong cùng, sát tường và đặc biệt sử dụng cho bàn thờ họ, bàn thờ thờ gia phả lâu đời.

Ngai thờ hay ỷ thờ là một vật thay thế cho khám thờ, sử dụng cho bàn thờ gia tiên tại gia đình. Bên trong ngai thờ đặt bài vị tượng trưng cho tổ tiên (còn gọi là thần chủ).

Khám thờ - ngai thờ - ỷ thờ
Bát hương

Bát hương

Bát hương là bộ phận quan trọng nhất của bàn thờ gia tiên, tượng trưng cho tinh tú. Trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng (tượng trưng cho vũ trụ).

Bát hương trên bàn thờ gia tiên nằm ở phía ngoài, ngay trước đèn thái cực hay đỉnh đồng.

Số lượng bát hương ngày xưa là số lẻ, thường là 3 bát để thờ Thổ Công, thờ Gia Tiên và thờ Bà Cô – Ông Mãnh (những con cháu trong nhà chết yểu, chưa dựng vở gả chồng, gặp giờ linh trở nên linh thiêng). Thứ tự đặt bát hương từ phải qua trái là:

  • Bát hương thờ Gia Tiên

  • Bát hương thờ Thổ Công (bát hương to nhất)

  • Bát hương thờ Bà Cô – Ông Mãnh

Khi thắp hương thì thắp tại bát hương Thổ Công trước rồi đến Gia Tiên và bà Cô – ông Mãnh. Khi khấn chúng ta cũng khấn Thổ Công trước. Hiện nay, nhiều gia đình tối giản chỉ còn 1 bát hương chính để ở giữa bàn thờ. Tuy nhiên điều này được nhiều người cho là không nên do Thổ Công là các vị thần không thể thờ chung với các vong linh của Gia Tiên và Tổ Cô.

Khung ảnh thờ

Ảnh thờ của người đã mất được đặt trong khung ảnh và đăt tại 2 bên ngai thờ theo nguyên tắc Nam tả Nữ hữu (hướng từ bàn thờ nhìn ra). Tức là hình của người đàn ông sẽ đặt phía trái và người phụ nữ phía phải.

Đèn Thái Cực

Đèn thái cực là vật thường được đặt ở giữa bàn thờ gần phía dưới chân khám thờ. Nên sử dụng đèn có độ sáng vừa đủ, mang sắc đỏ hoặc vàng yếu. 

Để an toàn, người ta thường sử dụng đèn điện thay vì đèn dầu như ngày xưa để đảm bảo đèn này luôn được cháy sáng.

ảnh thờ
bình hoa và mâm quả

Bình Hoa và Mâm Quả

Bình hoa và mâm quả được bố trí theo nguyên tắc bình hoa cắm bên phải, còn mâm ngũ quả sẽ đặt bên trái của bàn thờ theo hướng người khấn nhìn vào.

Cặp Chân nến (Đèn Lưỡng Nghi)

Dân gian quan niệm rằng Thái Cực sinh Lưỡng Nghi nên bàn thờ cần có hai cây đèn hoặc nến, lưng chừng thân có vành rộng ra gọi là đĩa đèn, được đặt ở hai bên góc ngoài bàn thờ.

Chén nước

Chén nước được đặt ngoài cùng của bàn thờ, trước bát hương. Chén nước được dùng để đựng rượu hoặc nước thanh khiết trong mỗi dịp cúng kiếng, thắp hương. Thường sử dụng số lượng là 3 hay 5 chén nước để đặt trên bàn thờ.

Bộ đỉnh hương

Bộ đỉnh hương (đỉnh đồng) không bắt buộc phải có trên bàn thờ. Bộ phận này được đặt ở phần chính giữa bàn thờ, trước đèn thái cực. Dùng để đốt trầm trong các dịp lễ, giúp không gian thờ cúng thêm trang trọng, thẩm mỹ. 

Bộ đỉnh hương gồm 3 phần là:

  • Lư đồng ở trung tâm 

  • Hai nến đồng hoặc hai con hạc hai bên. 

bộ đỉnh hương

5. Ý nghĩa vật phẩm trên bàn thờ gia tiên

  • Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, nó như một thế giới thu nhỏ của người đã khuất
  • Hai cây đèn tượng trưng cho Mặt Trời, Mặt Trăng.
  • Bát Hương là tinh tú. 
  • Sau bát hương thường có một cái Đỉnh ba chân, nắp đỉnh được vẽ hình con lân với ý nghĩa sức mạnh bề trên kiểm soát tinh thần con cháu khi đứng trước bàn thờ.
  • Ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước: Phú (giàu có) – Quý (sang trọng) – Thọ (sống lâu) – Khang (khỏe mạnh) – Ninh (bình yên). 
mâm ngũ quả đẹp

Ngũ quả tượng trưng cho mong ước: Phú (giàu có) – Quý (sang trọng) – Thọ (sống lâu) – Khang (khỏe mạnh) – Ninh (bình yên). 

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên từ lâu đã là một phong tục đáng quý, thể hiện rõ nét đạo lý uống nước nhớ nguồn của người dân Việt Nam. Hi vọng bài viết của INHO Interior mang lại cho bạn đọc nhiều kiến thức bổ ích! 


Bài viết cùng chủ đề có thể bạn đọc quan tâm:

Rate this post

Bài viết liên quan

Khám Phá Lacquered Laminate & Cánh Shaker An Cường

Lacquered Laminate thuộc bộ sưu tập Trend Collection 2020 của An Cường, đây là một[...]

Cách Khử Mùi Ẩm Mốc Trong Tủ Bếp Đơn Giản – Hiệu Quả

Nếu tủ bếp nhà bạn đang có mùi hôi ẩm mốc khó chịu này thì[...]

8 Cách Diệt Gián Trong Tủ Bếp An Toàn – Hiệu Quả – Vĩnh Viễn

Diệt gián trong tủ bếp một cách hiệu quả và an toàn là vấn đề[...]

Cây Thiết Mộc Lan Trong Phong Thủy – 05 Ý Nghĩa Và Ứng Dụng

Cây Thiết Mộc Lan trong phong thủy mang lại tiền tài, may mắn cho gia[...]

Washi Tape Là Gì ? 50 Ứng Dụng Washi Tape Trong Trang Trí

Washi tape là một loại giấy thủ công trang trí đến từ Nhật Bản, điểm[...]

Nhựa Resin Là Gì ? Phân Loại Và Ứng Dụng Nhựa Resin

Nhựa Resin là một nguyên liệu vô cùng phổ biến, được sử dụng nhiều trong[...]

1 Các bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *