Tủ bếp gỗ công nghiệp là một trong những nội thất phức tạp nhất trong mỗi ngôi nhà, thật dễ hiểu nếu bạn có chút lo lắng trong việc làm thế nào để bố trí tủ bếp hợp lý. Mỗi không gian bếp sẽ có những giải pháp bố trí riêng, mỗi cá nhân sẽ có những nhu cầu sử dụng và sở thích đặc biệt, tuy nhiên sẽ có những nguyên tắc chung trong việc bố trí không gian giúp Bếp trở nên hợp lý, khoa học và tiện dụng nhất có thể.

Dưới đây là một số kinh nghiệm bố trí tủ bếp hợp lý được đội ngũ INHO Interior  tích lũy trong suốt quá trình thiết kế và thi công Tủ bếp. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn.

Các không gian trong tủ bếp

Về cơ bản Tủ Bếp sẽ được chia làm 06 khu vực chính:

  1. Storage / Khu vực lưu trữ thực phẩm.
  2. Organisation / Khu vực sắp xếp đồ dùng.
  3. Sinks / Khu vực dọn rửa.
  4. Disposal / Khu vực lưu sử dụng tùy ý.
  5. Preparation / Khu vực chuẩn bị
  6. Cooking / Khu vực nấu

Trong đó có 03 khu vực quan trọng nhất là Khu vực Lưu trữ Khu vực Dọn rửa Khu vực Nấu nướng. Tương quan vị trí giữa ba khu vực này được gọi là “Tam Giác Bếp“.

Tam giác bếp

Về ý nghĩa, Tam Giác Bếp đưa ra các nguyên tắc về cách bố trí tủ bếp hợp lý nhằm tối ưu hóa trong việc di chuyển và sử dụng Tủ bếp. Một Tam Giác Bếp hoàn hảo cần đáp ứng đồng thời những điều kiện sau:

  • Các cạnh trong TGB có chiều dài trong khoản 1.2-2.7m.
  • Chu vi của TGB trong khoản 4.0-7.9m.
  • Hạn chế chướng ngại vật trong TGB, nếu bắt buộc thì không cắt cạnh quá 0.3m.
  • Các chướng ngại vật không được chặn cùng lúc 2 cạnh trong TGB.

Trong thực tế, không nhiều Tủ bếp có thể đáp ứng được tất cả các thông số trên, tuy nhiên việc nắm nguyên tắc và vận dụng Tam Giác Bếp sẽ giúp bạn có thể bố trí tủ bếp hợp lý nhất.

2. Ứng dụng TAM GIÁC BẾP trong việc bố trí tủ bếp hợp lý

2.1 Tủ bếp chữ I

Tủ bếp chữ I lý tưởng cho các căn hộ Studio và các không gian phòng bếp nhỏ. Tủ bếp chứ I thường sử dụng không gian tối thiểu kết hợp với các phụ kiện thông minh để đáp ứng đủ công năng sử dụng.

Tủ bếp chữ I thậm chí có thể được ẩn đằng sau các cửa trượt hoặc thậm chí dấu bên trong tủ.

Với dạng tủ bếp này, cả ba vùng Tam giác bếp được đặt theo một đường thẳng duy nhất. Tuy nhiên, các vùng tam giác bếp và đặt biệt là giữa vùng nấu và vùng rửa nên có khoản cách từ 300-450mm để việc sử dụng trở nên tiện dụng và khoa học.

bố trí Tủ bếp hợp lý với tủ bếp chữ I

Tủ bếp chữ I sử dụng không gian tối thiểu. Phù hợp với căn hộ Studio và các không gian phòng Bếp nhỏ

2.2 Tủ bếp chữ L

Đây là bố trí tủ bếp hợp lý được áp dụng phổ biến, được sử dụng nhiều nhất và đặc biệt phù hợp cho những nhà có không gian vừa phải.

Mẫu tủ bếp đẹp hình chữ L sử dụng hiệu quả trên một diện tích sàn tối thiểu và bạn có thể dễ dàng kết hợp một chiếc bàn nhỏ hoặc đảo bếp trong nhà bếp của mình.

bố trí Tủ bếp hợp lý với tủ bếp chữ L

Tủ bếp hình chữ L nhỏ gọn, cung cấp không gian lưu trữ tối đa và có khả năng tùy biến các không gian trong tam giác bếp một cách linh hoạt.

2.3 Tủ bếp Chữ U

Nếu nhà bạn có một nhà bếp lớn và bạn rất thích nấu ăn, thì cách bố trí tủ bếp hợp lý hình chữ U sẽ phù hợp nhất cho bạn.

Tủ bếp chữ U có thể điều chỉnh tam giác bếp làm việc hiệu quả nhất và cũng cung cấp nhiều không gian lưu trữ hơn. Bố cục này sử dụng lý tưởng cho những gia đình có đông thành viên và thường xuyên nấu ăn.

Bố trí Tủ bếp hợp lý với tủ bếp chữ U

Tủ bếp chữ U phù hợp với phòng bếp có diện tích lớn, có nhiều không gian lưu trữ và rất linh hoạt.

2.4 Tủ bếp song song

Tủ bếp song song với 02 hàng tủ bếp đối diện nhau lý tưởng cho không gian nhỏ với khả năng cung cấp không gian lưu trữ tuyệt vời trong một khu vực hạn chế.

Với mẫu tủ bếp song song này, bếp thường được tách biệt với phòng khách nên sẽ thích hợp với những gia chủ muốn tách biệt những không gian trong nhà mình.

Bố trí Tủ bếp hợp lý với tủ bếp song song

Bếp song song với 02 hàng tủ đối diện nhau lý tưởng cho không gian nhỏ với khả năng cung cấp không gian lưu trữ tuyệt vời trong một khu vực hạn chế.

2.5 Tủ bếp có Bàn Đảo bếp

Bàn đảo bếp tạo thêm không gian nấu nướng và lưu trữ cho nhà bếp. Bạn có thể sử dụng bàn đảo để bố trí không gian tủ, các thiết bị, bồn rửa, quầy bar hay đơn giản như một bàn ăn cho khu vực bếp của mình.

Bàn đảo bếp thường được kết hợp với một bếp hình chữ L hoặc chữ I.

Một lưu ý quan trọng trong khi áp dụng Tam Giác Bếp cho dạng Tủ bếp này là nên bố trí Đảo bếp làm sao để hạn chế gây chướng ngại trong TGB, trường hợp bắt buộc thì Đảo bếp không nên cắt cạnh TGB quá 0.3m

Bố trí Tủ bếp hợp lý với tủ bếp có Đảo Bếp

Đảo bếp cũng là một mảnh tuyệt vời để bạn có thể thỏa sức sáng tạo trang trí, décor hay giải trí.

Đảo bếp kết hợp bàn ăn là một trong những thiết kế mới được nhiều khách hàng yêu thích và áp dụng gần đây.

3. Nguyên tắc sắp xếp Thiết bị bếp khoa học

Việc nắm và vận dụng các nguyên tắc sắp xếp thiết bị bếp là một trong những cách bố trí phòng bếp quan trọng. Ngoài việc phân chia và bố trí không gian theo Tam Giác Bếp, việc sắp xếp các thiết bị quyết định đến tính tiện dụng, khoa học, tận dụng tối đa công năng của các thiết bị bếp trong từng khu vực.

 

3.1 Bố trí tủ bếp hợp lý cho Khu vực nấu nướng

Bí quyết bố trí bếp hợp lý và khoa học 01

Bạn nên chừa trống khu vực ở hai bên bếp để đặt nồi chảo và sơ chế thực phẩm.

Bí quyết bố trí bếp hợp lý và khoa học 03

Khoản cách tối thiểu giữa bếp từ và máy hút mùi là 610mm và 760mm đối với bếp Gas.

Bí quyết bố trí bếp hợp lý và khoa học 02

Lò nướng có thể đặt ngay bên dưới bếp hoặc cách xa bếp để dễ dàng thao tác khi có hơn một người nấu nướng.

Bí quyết bố trí bếp

Đặt lò nướng cạnh tường sẽ hạn chế không gian nấu nướng và dễ gây hỏng tường do nhiệt.

Bí quyết bố trí bếp

Không đặt lò và bếp ở góc vì bạn sẽ không thể mở cửa tủ và học tủ hoàn toàn.

Bí quyết sắp xếp Thiết Bị Bếp - Khu vực nấu nướng

KHU VỰC NẤU NƯỚNG

Khu vực nấu nướng bao gồm Bếp, Lò nướng và Máy hút mùi. Khu vực này nên nằm giữa hai khu vực vệ sinh và chuẩn bị theo nguyên tắc Tam Giác Bếp.

Cách bố trí phòng bếp nên tránh không đặt khu vực nấu nướng cạnh tường để bảo vệ tường không bị vấy bẩn thức ăn và hư hỏng thiết bị bếp do nhiệt độ cao.

3.2 Bố trí tủ bếp hợp lý cho Khu vực chuẩn bị

Bí quyết sắp xếp Thiết Bị Bếp - Khu vực chuẩn bị

KHU VỰC CHUẨN BỊ

Khu vực chuẩn bị nên được đặt ở vị trí cuối bếp để ảnh hưởng đến quy trình nấu nướng. Với những bếp có từ 2 cạnh như bếp chữ L, chữ U, bếp song song … thì tủ lạnh nên được đặt ở cuối cạnh bếp dài hơn.

Bí quyết bố trí bếp

Khoản cách giữa hãi dãy tủ cần đủ rộng để bạn để có thể mở các cánh tủ cùng lúc.

Bí quyết bố trí bếp

Chiều cao giữa tủ treo và mặt bếp không nên quá ngắn, gây khuất tầm nhìn khi nấu nướng.

Bí quyết bố trí bếp

Dụng cụ làm bếp và nồi chảo cần đặt gần bếp / lò nướng để dễ dàng lấy khi cần.

Bí quyết bố trí bếp

Lưu trữ thực phẩm và dụng cụ trong các ngăn kéo mở toàn phần và hoạt động nhẹ nhàng để tìm kiếm đồ dễ dàng hơn.

3.3 Bố trí tủ bếp hợp lý cho Khu vực Dọn rửa

Bí quyết bố trí bếp

Khu vực giữa bồn rửa và bếp là nơi lý tưởng để sơ chế thực phẩm.

Bí quyết bố trí bếp

Đối với việc sắp xếp thiết bị bếp cho Tủ bếp có Máy rửa chén, Máy nên được đặt gần bồn rửa để dễ dàng hơn trong việc bố trí đường cấp thoát nước và tiện dụng hơn trong quá trình sử dụng.

Bí quyết sắp xếp Thiết Bị Bếp - Khu vực vệ sinh

KHU VỰC DỌN RỬA

Sắp xếp thiết bị bếp khu vực vệ sinh bao gồm chậu rửa, vòi rửa chén và có thể cả thùng rác. Máy rửa chén nên đặt gần bồn rửa để dễ dàng sắp xếp chén dĩa vào máy cũng như lưu trữ sau khi rửa.

Bí quyết bố trí bếp

Đặt bồn rửa cạnh tường hoặc cuối dãy tủ sẽ hạn chế không gian và hoạt động nấu nướng của bạn.

Bí quyết bố trí bếp

Nếu đặt bồn rửa cạnh cửa sổ, bạn nên chú ý đến hướng mở cửa vì cửa mở vào bên trong có thể bị cấn vòi nước.

4. Cách bố trí các ngăn tủ bếp

4.1 Khu vực Lưu trữ thực phẩm

Thực phẩm sử dụng trong nhà bếp có thể chia làm 02 loại chính: Thực phẩm bảo quản khô và thực phẩm bảo quản lạnh. Ứng với 02 loại trên khu vực lưu trữ thực phẩm thông thường sẽ bao gồm tủ lạnh và tủ Pantry.

Tủ lạnh có thể sử dụng loại 02 cánh thông thường hoặc side by side tùy theo nhu cầu lưu trữ thực phẩm lạnh từng gia đình. Với tủ đồ khô, bạn có thể sử dụng những phụ kiện tủ bếp thông minh nhằm tăng không gian lưu trữ cũng như sắp xếp thực phẩm một cách khoa học nhất.

 

4.2 Khu vực sắp xếp đồ dùng

Khu vực này là nơi lưu trữ những đồ dùng nhà bếp như Xoong, nồi, chảo, tô, chén,… . Với những đồ dùng nặng và có kích thước lớn bạn nên lưu trữ ở các ngăn tủ bếp dưới để việc sử dụng trở nên dễ dàng và an toàn hơn.

 

4.3 Khu vực dọn rửa

Khu vực này đi kèm với chậu rửa trong tủ bếp. Đây là nơi sơ chế thực phẩm trước khi nấu nướng cũng như vệ sinh chén, bát, xoong, nồi,… sau khi sử dụng. 

Với khu vực này, bạn có thể kết hợp một số thiết bị và phụ kiện như Máy rửa chén bát, thùng rác âm tủ, kệ đồ vệ sinh bếp để có thể dễ dàng lưu trữ và sử dụng một cách khoa học nhất.

 

4.4 Khu vực chuẩn bị

Thực phẩm sau khi được làm sạch sẽ được đưa về khu vực này. Người nội trợ tiến hành các công tác như thái, nêm nếm, tẩm ướp gia vị cho các món ăn. Bạn sẽ cần những đồ dùng bếp như dao thớt, gia vị, đũa, thìa, … để thao tác nhanh nhất.

Bạn có thể sử dụng và bố trí phụ kiện Kệ gia vị cho khu vực chuẩn bị. Các đồ dùng thường xuyên sử dụng và gia vị cơ bản sẽ được lưu trữ trong kệ một cách khoa học và dễ nhớ.

 

4.5 Khu vực nấu nướng

Khu vực nấu nướng là nơi bạn sẽ tiến hành chế biến thực phẩm. Khu vực này sẽ bao gồm Bếp nấu, máy hút mùi, Lò nướng – Lò vi sóng,… phục vụ cho các công tác nấu nướng.

Một lưu ý quan trọng trong việc bố trí lò nướng âm tủ là bạn nên bố trí lò nướng ngay bên dưới hoặc bên cạnh bếp nấu nếu là thường xuyên nấu nướng một mình. Trường hợp những gia đình có nhiều người nấu nướng cùng một lúc nên bố trí lò nướng ở cách xa bếp nấu để người làm bếp có thể sử dụng bếp cùng lúc mà không gây cản trở nhau.

 

5. Lưu ý trong việc bố trí tủ bếp hợp lý

Việc bố trí tủ bếp hợp lý là một câu hỏi khó ngay cả với những người có nhiều kinh nghiệm. Không chỉ phụ thuộc và các thông số sử dụng, cách bố trí phòng bếp cũng nên tuân theo thói quen và nhu cầu sử dụng của từng gia đình. Để có thể bố trí tủ bếp hợp lý nhất, bạn có thể tham khảo các bước mà chúng tôi thực hiện để tránh gây khó khăn trong quá trình bố trí tủ bếp nhà mình:

  • Bước 1: Xem xét nhu cầu và thói quen sử dụng Tủ bếp.
  • Bước 2: Khảo sát mặt bằng nhà bếp thực tế, đưa ra giải pháp sửa chửa/ cải tạo đường điện – cấp thoát nước nếu cần thiết.
  • Bước 3: Lên mặt bằng bố trí sơ bộ theo nguyên tắc Tam Giác Bếp.
  • Bước 4: Lựa chọn và sắp xếp Thiết bị – Phụ kiện bếp. Cân đối ngân sách đầu tư cho hệ Tủ bếp (Tham khảo bảng báo giá thi công Tủ bếp của INHO Interior đầy đủ tại: Giá Tủ bếp )
  • Bước 5: Sắp xếp, bố trí các ngăn tủ bếp khoa học.
  • Bước 6: Kiểm tra tổng quan và xử lý các xung đột trong tủ bếp.

Đây là toàn bộ những thông tin về bố trí tủ bếp hợp lý và khoa học đã được chúng tôi tổng hợp lại một cách chi tiết nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn đọc.


Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm về sản phẩm Tủ bếp theo các bài viết bên dưới:

5/5 - (5 bình chọn)

Bài viết liên quan

Bảng báo giá tủ bếp 2023 – Làm tủ bếp trọn gói tại TPHCM

Báo giá tủ bếp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, vật liệu,[...]

2 Các bình luận

Có nên đặt phòng ngủ trên bếp không ? 04 Cách hóa giải

Phòng ngủ trên bếp là một thiết kế thường thấy ở các thiết kế nhà[...]

Tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau và 6 cách hóa giải

Nhiều người thường thắc mắc liệu việc đặt tường bếp và tường nhà vệ sinh[...]

Bếp đối diện nhà vệ sinh có xấu không ? 5 Cách hóa giải

Nhà bếp và nhà vệ sinh thường là hai khu vực hay được bố trí[...]

33+ Mẫu thiết kế nội thất phòng bếp đẹp – hiện đại

Thiết kế nội thất phòng bếp đẹp và hiện đại đóng vai trò vô cùng[...]

33+ Mẫu Tủ Bếp Phong Cách Indochine Đẹp – Hợp Xu Hướng

Tủ Bếp Phong Cách Indochine hay còn gọi là tủ bếp phong cách Đông Dương[...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *