Sơn 2K được biết đến như một lớp phủ bề ngoài của các sản phẩm nội thất Gỗ công nghiệp cao cấp, thể hiện sự sang trọng, đẳng cấp của sản phẩm. Việc sử dụng sơn 2K ngày nay đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người yêu thích. Vậy sơn 2K là gì ? Ưu nhược điểm của sơn 2K là gì ? Tham khảo bài viết dưới đây của INHO Interior để hiểu rõ hơn nhé! 

Sơn 2K là gì ?

Sơn 2K là một loại sơn được pha trộn tổng hợp từ hỗn hợp 2 thành phần khác nhau (thường là Acrylic Polyol và Polyisocyanate) tạo thành một dung dịch sơn phủ lên bề mặt các sản phẩm gỗ công nghiệp, giúp bảo vệ bề mặt sản phẩm tốt

Sơn 2K gồm 2 thành phần chính là :

  • Nhựa acrylic polyol tạo độ bóng và độ trong sáng nhất định. 
  • Chất đóng rắn Isocyanate tạo lớp nền phủ chắc chắn, chất lượng cao, sơn nhanh khô, độ cứng cao, ít bị hư hại bởi hóa chất, mài mòn.

Sơn 2K tạo lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp đẹp, sang trọng, bền màu, khá chắc chắn, ít bị hư hại bởi hóa chất, thời tiết, mài mòn hoặc tia UV. 

Đặc trưng của sơn 2K

đặc trưng sơn 2K

Sơn 2K với khả năng chống rỉ sét, chống tia UV, ít bị trầy xước, bền màu nên thường được sử dụng làm lớp sơn phủ bề mặt các sản phẩm nội thất như bàn ghế, giường, tủ, cầu thang… tạo vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp. 

Sơn 2K có khả năng chống thấm nước, ít bị ố vàng, chịu được thời tiết khắc nghiệt, bề mặt rắn chắc như sơn tĩnh điện; độ bám dính tốt có thể phủ lên mọi bề mặt vật liệu nên thường được sử dụng để phủ bề mặt các sản phẩm ngoài trời như cổng, cánh cửa, lam gỗ… 

sơn 2K
trend sơn 2k

Sơn 2K với bề mặt phẳng mịn, độ bóng có thể thay đổi, chống trầy tốt, độ bền màu cao, có tính chống rỉ và oxy hóa cao là lựa chọn hàng đầu trong cách công trình nội thất cao cấp, đặc biệt phù hợp với phong cách nội thất tân cổ điển. 

Ưu Nhược điểm của gỗ công nghiệp phủ sơn 2K

Ưu điểm của sơn 2K

ưu điểm sơn 2K

Thẩm mỹ cực cao – cá nhân hóa

Sơn 2K có bóng vừa phải, bề mặt phẳng mịn, không khuyết điểm mang đến không gian cực sang trọng và đẳng cấp. Đặc biệt, bảng màu sơn 2K là vô hạn nên khách hàng có thể thỏa thích sáng tạo và lựa chọn màu sắc theo sở thích của mình, tạo thiết kế độc nhất. 

sơn 2K ưu điểm

Kiểu dáng đa dạng 

Sơn 2K có thể thực hiện được các sản phẩm có chi tiết uốn cong, tạo hình đặc biệt, biên dạng cánh cổ điển hay đường chỉ phức tạp – tạo nên các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp kiểu dáng đa dạng.

sơn 2k sắc nét

Sắc nét từng chi tiết

Với những thành phần cấu tạo đặc biệt, sơn 2K có thể tạo nên các chi tiết cánh liền mạch và không có đường nối với độ sắc nét hoàn hảo – thể hiện đẳng cấp của sản phẩm. 

Nhược điểm của sơn 2K

Mẫu tủ bếp đẹp hình chữ L không sử dụng tủ bếp trên

sản phẩm Thủ công – đòi hỏi tay nghề cao

Sơn 2K về cơ bản là một sản phẩm gia công thủ công nên chất lượng sản phẩm sẽ phụ thuộc nhiều vào quy trình thi công và tay nghề của người thợ. Các sản phẩm nếu không được kiểm soát kỹ sẽ dễ để lại khuyến điểm trên bề mặt. 

mẫu tủ bếp chữ L màu xanh

Dễ trầy xước

Sơn 2K với đặc điểm bề mặt phẳng mịn, có độ bóng và độ chống trầy nhất định nhưng vẫn sẽ rất dễ trầy nếu bị tác động bởi một lực đủ mạnh. 

Acrylic giá cao

Giá thành cao

Việc thi công sơn 2K đòi hỏi độ tỉ mỉ và tay nghề khá cao. Hơn thế nữa, sản phẩm được gia công thủ công nên thời gian thi công sẽ lâu hơn so với các loại bề mặt khác và giá thành cũng có phần cao hơn nhiều. 

Phân loại sơn 2K

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều cách phân loại sơn 2K. Dưới đây là một số cách phân loại sơn 2K phổ biến: 

Phân loại theo cốt gỗ

Sơn 2K về bản chất vẫn là lớp vật liệu phủ bên ngoài của ván gỗ công nghiệp. Do đó, có thể phân loại sơn 2K dựa trên cốt gỗ như: 

  • MDF phủ sơn 2K
  • HDF/ Plywood phủ sơn 2K
  • Nhựa 2K (cốt là nhựa WPB hoặc nhựa picomat) 
sơn 2K phân loại

Phân loại theo tính chất bề mặt

Dựa vào độ hoàn thiện của bề mặt, sơn 2K có thể được phân thành 2 loại chính là:

sơn 2k bóng

Lớp bề mặt của sản phẩm sơn 2K bóng sẽ có độ bóng tương đối cao – tương đương với độ bóng của bề mặt acrylic bóng gương.

sơn 2K bóng
sơn 2K mờ

Sơn 2k mờ 

Tùy theo thiết kế, sơn 2K có thể điều chỉnh được độ hoàn thiện bề mặt với độ mờ dao động. Hiện nay có các loại sơn 2K với độ mờ như sơn 2K mờ 50%, sơn 2K mờ 75%, sơn 2K mờ 100%. 

Phân loại theo biên dạng bề mặt

Điểm mạnh của sơn 2K chính là có thể tạo nên các sản phẩm nội thất có tính linh hoạt, sắc nét tới từng chi tiết. Vì vậy các sản phẩm nội thất sơn 2K có thể được phân loại dựa trên biên dạng bề mặt như: 

sơn 2k đơn giản bề mặt phẳng

Sơn 2K thuộc nhóm này sẽ là các sản phẩm có bề mặt phẳng, đơn giản – không chi tiết hay biên dạng cầu kì. 

Acrylic đơn sắc
sơn 2K phân loại

Sơn 2K bề mặt có biên dạng 

Các sản phẩm nội thất sơn 2K nhóm này sẽ được gia công với các chi tiết biên dạng đặc biệt, có đường chỉ, chi tiết cong, uốn lượn … 

Ứng dụng sơn 2K trong nội thất

Sơn 2K với bề mặt phẳng mịn tuyệt đối tạo nên không gian sang trọng, hiện đại và thể hiện đẳng cấp. Sơn 2K hiện nay được ứng dụng rất nhiều trong các công trình nội thất, điển hình trong các sản phẩm cụ thể như: 

Đặc biệt, sơn 2K với khả năng tạo các chi tiết uốn cong, biên dạng đặc biệt và đường len chỉ sắc nét – cực kì phù hợp với các căn hộ cao cấp, biệt thự thiết kế theo phong cách tân cổ điển hay phong cách contemporary

Trên đây là bài viết tổng hợp của INHO Interior về sơn 2K là gì ? Ưu nhược điểm của sơn 2K. Hi vọng bài viết mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích! 


Bài viết cùng chủ đề có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Khám Phá Lacquered Laminate & Cánh Shaker An Cường

Lacquered Laminate thuộc bộ sưu tập Trend Collection 2020 của An Cường, đây là một[...]

Cách Khử Mùi Ẩm Mốc Trong Tủ Bếp Đơn Giản – Hiệu Quả

Nếu tủ bếp nhà bạn đang có mùi hôi ẩm mốc khó chịu này thì[...]

8 Cách Diệt Gián Trong Tủ Bếp An Toàn – Hiệu Quả – Vĩnh Viễn

Diệt gián trong tủ bếp một cách hiệu quả và an toàn là vấn đề[...]

Cây Thiết Mộc Lan Trong Phong Thủy – 05 Ý Nghĩa Và Ứng Dụng

Cây Thiết Mộc Lan trong phong thủy mang lại tiền tài, may mắn cho gia[...]

Washi Tape Là Gì ? 50 Ứng Dụng Washi Tape Trong Trang Trí

Washi tape là một loại giấy thủ công trang trí đến từ Nhật Bản, điểm[...]

Nhựa Resin Là Gì ? Phân Loại Và Ứng Dụng Nhựa Resin

Nhựa Resin là một nguyên liệu vô cùng phổ biến, được sử dụng nhiều trong[...]

1 Các bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *