Veneer là một trong những loại vật liệu rất được ưa chuộng trong các sản phẩm nội thất Gỗ công nghiệpTuy nhiên thuật ngữ này với nhiều người còn khá xa lạ và đôi khi nhầm lẫn đây là gỗ tự nhiên. Vậy Veneer là gì ? Ưu nhược điểm của gỗ Veneer là gì ? Tham khảo bài viết dưới đây của INHO Interior để hiểu rõ hơn nhé. 

Veneer là gì ?

Veneer hay còn có tên gọi khác là ván lạng. Veneer thực chất là một tấm ván mỏng, đôi khi là vỏ cây được lạng ra từ các cây gỗ tròn tự nhiên, độ dày thông thường vào khoảng 0.3mm-0.6 mm và thường mỏng hơn 3mm (1/8 inch).

Gỗ Veneer được tạo thành bằng cách dùng tấm veneer dán phủ lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp như MDF, HDF…

Về bản chất, Veneer được tạo thành từ gỗ tự nhiên. Tấm veneer được sản xuất bằng cách “bóc” hoặc thái thân cây thành những khối gỗ lớn hình chữ nhật. Gỗ dùng để sản xuất veneer thường sẽ được xử lý trước khi lạng để gỗ mềm hơn, ngăn chặn việc tấm veneer bị nứt, gãy trong quá trình sản xuất Sự xuất hiện của thớ và hình trong gỗ xuất phát từ việc cắt lát qua các vòng sinh trưởng của cây và góc độ lát khối gỗ.

Gỗ Veneer

Veneer có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên nên sẽ có tất cả những tính chất, đặc điểm điển hình của loài gỗ dùng để tạo ra loại veneer đó.

Trước đây, Veneer thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm nội thất bề mặt phẳng như cửa ra vào, bề mặt tủ, sàn lát gỗ và trang trí các sản phẩm cao cấp như nội thất xe hơi, nhạc cụ âm nhạc: violin, guitar… 

Ngày nay, Veneer được sử dụng như một giải pháp tối ưu cho người yêu thích gỗ tự nhiên nhưng muốn tiết kiệm chi phí. Tấm Veneer có vẻ ngoài không khác gì gỗ tự nhiên nhưng giá thành lại rẻ hơn rất nhiều. 

Lịch sử hình thành Veneer

Veneer ai cập

Ai Cập cổ đại 

Veneer có thể đã xuất hiện từ rất lâu, ít nhất có từ thời người Ai Cập cổ đại. Có nhiều dẫn chứng cho thấy rằng người Ai Cập cổ đã sử dụng các loại gỗ quý và đắt tiền dán lên các loại gỗ rẻ tiền hơn để làm đồ nội thất và trang trí lăng mộ của các pharaoh. 

châu Âu

Veneers cũng đã được sử dụng ở châu Âu khoảng 4000 năm trước đây. 

Vào thế kỷ XVII, những người thợ làm đồ gỗ và thợ làm đồ gỗ của Pháp đã sử dụng gỗ mun, những mảnh gỗ nhỏ li ti và những mảnh gỗ kỳ lạ khác để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật xa hoa. 

Trong thời kỳ Phục hưng, các nhà thiết kế đồ nội thất bắt đầu sử dụng veneer tạo ra những món đồ nổi bật. Chippendale làm ra các đồ nội thất với họa tiết phức tạp và thiết kế ngoạn mục, sống mãi với thời gian 

Veneer châu âu
Tủ bếp Veneer

Veneer ngày nay 

Sự ra đời máy tiện cắt đã khiến veneer ngày càng phát triển. Vào những năm 1970, các nhà sản xuất đồ nội thất đã phát triển các kỹ thuật để tạo ra những tấm ván mỏng cực kỳ mỏng mà không ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc chức năng của gỗ.

Veneer hiện nay trở thành lựa chọn hàng đầu cho những người yêu thích nội thất tự nhiên nhưng kinh phí hạn hẹp. 

Ưu Nhược điểm của gỗ công nghiệp phủ Veneer

Ưu điểm của gỗ Veneer

Thẩm mỹ cao 

Veneer có nguồn gốc là gỗ tự nhiên nên các sản phẩm gỗ veneer sẽ có đầy đủ đặc điểm như màu sắc và đường vân của loại gỗ gốc ban đầu. 

Mẫu mã đa dạng  

Gỗ veneer hiện nay rất đa dạng về màu sắc và chủng loại, bạn có thể tìm được bất kì loại gỗ tự nhiên nào mà bạn yêu thích. 

Giá thành rẻ 

So với các sản phẩm gỗ tự nhiên, gỗ veneer sẽ có giá thành rẻ hơn rất nhiều. Nếu bạn yêu thích các sản phẩm gỗ tự nhiên cao cấp như gỗ óc chó, gỗ hương nhưng kinh phí hạn hẹp – veneer chính là lựa chọn phù hợp nhất. 

Nhược điểm của gỗ Veneer

Độ bền kém

Gỗ veneer có lớp bề mặt là gỗ tự nhiên còn cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên so với gỗ tự nhiên – gỗ veneer có độ bền kém hơn nhiều. 

Chống nước kém 

Veneer với lớp lạng khá mỏng nên khả năng chống nước thường kém hơn nhiều so các loại bề mặt phủ công nghiệp hoặc gỗ tự nhiên thông thường. 

Kém liền mạch, khó đồng nhất

Vì có nguồn gốc gỗ tự nhiên nên lớp bề mặt này sẽ có một số đặc điểm của gỗ tự nhiên như đường vân, nét gỗ. Vì bề mặt được ghép lại từ các lát lạng nên sẽ có sự chênh lệch và khó liền mạch tự nhiên. Màu sắc giữa các bề mặt có thể có sự lệch nhau khá rõ rệt.

 

Phân loại gỗ Veneer

Phân loại gỗ Veneer theo loại gỗ tự nhiên

Gỗ veneer thường được phân loại dựa trên chất liệu gỗ tự nhiên được sử dụng để lạng ra thành tấm veneer. Các loại veneer phổ biến, được nhiều người yêu thích hiện nay là: veneer óc chó, veneer xoan đào, veneer sồi, veneer cam xe, … 

Các loại gỗ tự nhiên như gỗ óc chó, gỗ xoan đào, gỗ cam xe thường có màu sắc, đường vân đẹp, độ bền cao và mùi hương dễ chịu nên thường được nhiều người ưa chuộng. 

Phân loại gỗ Veneer theo cốt gỗ

Veneer về bản chất là lớp phủ bên ngoài ván gỗ công nghiệp. Do đó, có thể phân loại veneer dựa trên cốt gỗ như: 

  • MDF phủ veneer
  • HDF/ plywood phủ veneer
  • Gỗ nhựa phủ veneer
Phân loại Veneer

Ứng dụng Veneer trong nội thất

Vì giá thành rẻ, lại thừa hưởng đầy đủ đặc tính của loại gỗ tự nhiên gốc ban đầu nên veneer hiện nay được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm nội thất như: 

  • Tủ bếp
  • Cánh cửa
  • Sàn nhà
  • Tủ quần áo
  • Giường ngủ 
  • Nội thất ô tô

Trên đây là bài viết tổng hợp của INHO Interior về Veneer là gì ? Ưu nhược điểm của gỗ veneer. Hi vọng bài viết mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích! 


Bài viết cùng chủ đề có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Bài viết liên quan

Khám Phá Lacquered Laminate & Cánh Shaker An Cường

Lacquered Laminate thuộc bộ sưu tập Trend Collection 2020 của An Cường, đây là một[...]

Cách Khử Mùi Ẩm Mốc Trong Tủ Bếp Đơn Giản – Hiệu Quả

Nếu tủ bếp nhà bạn đang có mùi hôi ẩm mốc khó chịu này thì[...]

8 Cách Diệt Gián Trong Tủ Bếp An Toàn – Hiệu Quả – Vĩnh Viễn

Diệt gián trong tủ bếp một cách hiệu quả và an toàn là vấn đề[...]

Cây Thiết Mộc Lan Trong Phong Thủy – 05 Ý Nghĩa Và Ứng Dụng

Cây Thiết Mộc Lan trong phong thủy mang lại tiền tài, may mắn cho gia[...]

Washi Tape Là Gì ? 50 Ứng Dụng Washi Tape Trong Trang Trí

Washi tape là một loại giấy thủ công trang trí đến từ Nhật Bản, điểm[...]

Nhựa Resin Là Gì ? Phân Loại Và Ứng Dụng Nhựa Resin

Nhựa Resin là một nguyên liệu vô cùng phổ biến, được sử dụng nhiều trong[...]

1 Các bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *