Kích thước tủ bếp chuẩn và hợp phong thủy là một trong những yếu tố được người Việt Nam quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, khái niệm “Chuẩn” ở đây lại không cố định mà phụ thuộc nhiều vào quan điểm, thói quen, nhu cầu sử dụng và chiều cao của gia chủ. Việc thiết kế một tủ bếp với kích thước chuẩn đã khó nay càng phức tạp hơn.

Hiểu được nổi niềm đó, chúng tôi đã tổng hợp những lý thuyết, tài liệu về nguyên tắc bố trí nội thất, điều kiện sử dụng, những ứng dụng của phong thủy từ thực tế và những nguồn đáng tin cậy cô đọng lại trong nội dung bài viết này. Hy vọng những kích thước tủ bếp chuẩn này sẽ có ích cho bạn đọc.

Nội dung bài viết đi vào phân tích kích thước tủ bếp của từng hệ tủ và đưa ra những dẫn chứng cũng như nguyên tắc thiết kế nên tương đối dài. Bạn đọc có thể click vào hình ảnh tổng hợp nội dung về kích thước tủ bếp ở mỗi mục để tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất.

Kích thước tủ bếp dưới là một trong những thông số quan trọng nhất khi thiết kế một Tủ bếp gỗ công nghiệp. Chiều cao tủ bếp dưới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao mặt bàn là không gian thao tác chính khi làm Bếp. Dưới đây là một số kích thước tủ bếp dưới tiêu chuẩn:

Kích thước tủ bếp chuẩn và hợp phong thủy - Phần kích thước tủ bếp dưới

1.1 Chiều cao bếp dưới

Chiều cao tủ bếp dưới là khoản cách được tính từ mặt Sàn lên tới mặt bàn Bếp (thông thường là mặt đá bếp). Chiều cao tủ bếp dưới ảnh hưởng rất nhiều đến việc thao tác trên mặt bếp. Hiện nay, Kích thước tủ bếp dưới có chiều cao thông dụng là 81cm, đây là kích thước tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến nhất.

Tuy nhiên, theo kết quả được Bộ Y tế công bố ngày 30-12-2020 cho thấy nam thanh niên người Việt đã có chiều cao trung bình là 168,1cm, nữ đạt 156,2cm. So kết quả này với 10 năm trước, chiều cao trung bình của người Việt Nam đã tăng 3,7cm với Nam và 2,6cm đối với Nữ. Cho nên, đối với những gia đình với thành viên có chiều cao phát triển mạnh nên cân nhắc việc thay đổi, cân đối kích thước tủ bếp dưới một cách phù hợp nhất.

Một lưu ý mà bạn đọc cần đặc biệt quan tâm là chiều cao tủ bếp dưới sẽ phụ thuộc vào những phụ kiện và thiết bị bếp được lắp đặt tại tủ bếp dưới đặc biệt là những tủ bếp có bố trí máy giặt và máy rửa chén. Bạn cần tính toán chiều cao cũng như thiết kế Tủ bếp một cách cẩn thận để tránh xung đột kích thước giữa các Thiết bị nhà bếp – Phụ kiện tủ bếp.

 

1.2 Chiều rộng bếp dưới

Chiều rộng bếp dưới (chiều sâu bếp dưới) là khoản cách được tính từ mặt tường bếp đến mặt cánh tủ. Thông thường khoản cách này sẽ là 60cm. Tuy nhiên, ở một số trường hợp chiều sâu tủ bếp dưới có thể được điều chỉnh tăng giảm để phù hợp với hiện trạng và thiết kế.

Lưu ý, không nên làm tủ bếp dưới với chiều sâu quá lớn, việc này sẽ ảnh hưởng đến quá trình sử dụng cũng như vệ sinh tủ bếp. 60cm là khoảng cách hợp lý để sải tay người bình thường có thể thao tác một cách dễ dàng.

 

1.3 Chiều rộng các ngăn tủ

Chiều rộng của ngăn tủ sẽ phụ thuộc nhiều vào hiện trạng bàn giao và thiết kế tủ bếp. Với những tủ bếp hiện đại sau này, thông thường tủ bếp sẽ được thiết kế các khoan học với kích thước tiêu chuẩn để phù hợp với các Phụ kiện tủ bếp thông minh với những modul có sẵn.

Một số kích thước thông dụng cho chiều rộng của ngăn tủ là: 30, 35, 40, 60, 80, 90cm. 

 

1.4 Kích thước chân tủ bếp dưới

Chân tủ bếp thường được thiết kế với chiều cao chân tủ từ sàn là 10cm. Về vị trí có 02 quan điểm chính:

  1. Thiết kế chân tủ ngang bằng với thùng tủ bếp dưới (Tức là thụt vào so với mặt cánh 1 thân ván tương đương 1,8cm) – Phương án này đang được sử dụng trong hình minh họa bên dưới.
  2. Thiết kế chân tủ thụt vào với thùng tủ bếp dưới 5cm (Tức là thụt vào so với mặt cánh tương đương 6,8cm)

Với phương án 01 Tủ bếp nhìn sẽ liền mạch hơn, còn với phương án 02, Tủ bếp sẽ hạn chế vướng chân trong lúc bạn sử dụng, với phương án này bạn cũng có thể tận dụng và bố trí đèn Led hắt ở chân tủ để tăng tính thẩm mỹ cho Tủ bếp. Về cơ bản cả 02 phương án đều có ưu nhược điểm riêng và đều được sử dụng phổ biến để bạn có thể cân nhắc sử dụng.

2. Kích thước tủ bếp treo tường

Tủ bếp treo tường hay còn gọi là Tủ bếp trên tùy theo khu vực. Với những tủ bếp hiện đại thì Tủ bếp treo tường sẽ có nhiều kiểu dáng và biến thể khác nhau. Cùng với Tủ bếp dưới, Tủ bếp treo tường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ trong Tủ bếp. Dưới đây là các thông số kích thước tủ bếp treo tường theo tiêu chuẩn:

Kích thước tủ bếp treo tường tiêu chuẩn

2.1 Chiều cao tủ bếp treo tường

Chiều cao tủ bếp treo tường tiêu chuẩn ở Việt Nam là 70cm. Đây là chiều cao thông dụng và thường thấy nhất.

Tuy nhiên, với những tủ bếp chung cư với chiều cao trần thấp (Thông thường ≤2,7m) Tủ bếp treo tường thường được thiết kế đụng trần để tận dụng không gian một cách triệt để cũng như tránh bám bụi trên nóc tủ. Với thiết kế này bạn sẽ có thể chia tủ bếp treo tường làm 01 hoặc 02 khu vực tùy ý và có thêm nhiều không gian sử dụng hơn.

 

2.2 Chiều rộng Tủ bếp treo tường

Chiều rộng tủ bếp treo tường tiêu chuẩn là 35cm. Đây không chỉ là kích thước thông dụng được sử dụng nhiều mà còn được tính toán theo điều kiện sử dụng. Cụ thể, với những tủ bếp treo tường có chiều rộng lớn hơn 35cm thường dễ gây đụng đầu hoặc va chạm với người làm bếp.

Lưu ý, cần đặc biệt lưu ý và tính toán kĩ trong trường hợp thay đổi chiều rộng của tủ bếp treo tường.

 

2.3 Chiều rộng các ngăn tủ bếp treo tường

Tương tự như Tủ bếp dưới, chiều rộng các ngăn Tủ bếp treo tường thường được thiết kế theo các modul chuẩn như: 30, 40, 60, 80, 90cm.

Một mẹo nhỏ khi thiết kế Tủ bếp là nên thiết kế làm sao để khi nhìn vào mặt đứng, cánh của tủ bếp dưới và tủ bếp treo tường sẽ đồng trục nhau nhất có thể. Điều này sẽ giúp tủ bếp nhìn thống nhất hơn rất nhiều.


Có thể bạn quan tâm: Bí quyết Bố trí tủ bếp hợp lý và khoa học nhất

3. Khoản cách giữa Tủ bếp dưới và Tủ bếp treo tường

Về cơ bản, Khoảng cách giữa Tủ bếp dưới và Tủ bếp treo tường thường nằm trong khoản 65-75cm. Thông số tiêu chuẩn được sử dụng nhiều nhất là 70cm. Vì là vị trí thường xuyên tiếp xúc với nước và dầu mở, vị trí này thường được ốp kính, gạch, đá … hoặc những vật liệu dễ dàng vệ sinh.

Ngoài ra, chúng ta có thể tính toán khoản cách này dựa trên khoản cách tiêu chuẩn giữa máy hút mùi và Bếp nấu. Theo tiêu chuẩn, khoảng cách lắp đặt tối thiểu máy hút mùi đến mặt bếp gas là 70cm, bếp từ hoặc bếp điện là 65cm. Khoản cách tối đa khuyến nghị là 75cm cho các loại bếp.

Khu vực tường bếp này hay còn được gọi là ” BackSplash ” là một trong những khu vực làm điểm nhấn cho tủ bếp. Ngoài tác dụng bảo vệ tường, BackSplash sẽ góp phần tăng thẩm mỹ cho hệ tủ bếp nếu được vận dụng một cách hợp lý.

Khoản cách giữa tủ bếp dưới và tủ bếp treo tường

4. Chiều cao tủ bếp tiêu chuẩn

Chiều cao tủ bếp sẽ là tổng chiều cao của Tủ bếp dưới, Tủ bếp treo tường và khoản cách giữa 02 tủ bếp này. Ứng với những thông số trên, Chiều cao tủ bếp tiêu chuẩn thường rơi vào khoản 2,2 – 2,4m. Đây là chiều cao tủ bếp thông dụng và thường thấy trong tất cả các Tủ bếp hiện nay.

Riêng với những nhà có khoản cách trần thấp, Tủ bếp thường đường đóng cao đụng trần nên chiều cao tủ bếp sẽ phụ thuộc vào chiều cao trần nhà. Tuy nhiên, với những nhà có chiều cao trần lớn (≥3,0m) nên cân nhắc phương án đóng tủ bếp cao đụng trần (nên giải pháp thiết kế phù hợp) để tránh gây cảm giác tủ bếp quá cao gây cảm giác bất tiện cho người sử dụng.

Chiều cao tủ bếp tiêu chuẩn

5. Kích thước Tủ thiết bị - Tủ che Tủ lạnh tiêu chuẩn

Với những tủ bếp hiện đại sau này, Tủ che tủ lạnh – Tủ Kho (hay còn được gọi là Tủ Pantry ) và Tủ Thiết bị khá phổ biến. Với đặc thù tiện dụng và khoa học, những hệ tủ trên sẽ giúp sắp xếp Thiết bị nhà bếp và tăng không gian lưu trữ thực phẩm trong Tủ bếp. Kích thước tủ bếp chuẩn cho các tủ trên là:

Kích thước tủ thiết bị tiêu chuẩn

5.1 Chiều cao tủ

Chiều cao tủ thông thường sẽ được lấy theo chiều cao của Tủ bếp tổng thể (Chiều cao Tủ bếp trên + Chiều cao tủ bếp dưới + Khoản cách tủ trên dưới).

 

5.2 Chiều sâu Tủ

Chiều rộng tủ phổ biến bằng với chiều rộng tủ bếp dưới là 60cm. Với chiều rộng trên những thiết bị âm tủ (Lò vi sóng/ Lò nướng âm tủ) và Phụ kiện âm tủ (Phụ kiện tủ kho có hoặc không) sẽ được bố trí một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, với tủ lạnh thông thường phần cánh sẽ nhô ra ngoài tủ (Chiều sâu tủ lạnh khoản 65 – 75cm) để bạn có thể mở cửa được. Ngoài ra, có một phương án khác là sử dụng tủ lạnh chuyên dụng âm tủ tuy nhiên bạn sẽ bị giới hạn hơn về chiều sâu tủ và giá thành sẽ cao hơn đáng kể với tủ lạnh thông thường.

 

5.3 Chiều rộng tủ

Chiều rộng tủ sẽ phụ thuộc trực tiếp vào chiều rộng thiết bị như Tủ lạnh – Lò vi sóng / Lò nướng và bộ phụ kiện tủ kho.

Thông thường Chiều rộng lọt lòng tủ che Tủ lạnh sẽ bằng Chiều rộng tủ lanh +5cm chia đều cho 2 bên. Chiều rộng các tủ che thiết bị thông thường được thiết kế theo thiết bị là 60cm. Chiều rộng Tủ kho thiết kế theo thông số phụ kiện là 40-60cm.

6. Kích thước đảo bếp

Tương tự như hải đảo và đất liền, Bàn đảo bếp là phần Bếp nằm rời với hệ tủ bếp và không liền với tường. Đảo bếp đóng vai trò như một tủ bếp dưới có thể bố trí bếp nấu hoặc bồn rửa hoặc đơn giản chỉ là một phần tủ bếp nối dài với hệ tủ lưu trữ kết hợp với mặt đá.

Là một trong những điểm nhấn thiết kế của bếp, kích thước bàn đảo bếp không cố định mà thay đổi nhiều dựa vào thiết kế. Dưới đây là một số những kích thước tiêu chuẩn thường xuyên được áp dụng cho đảo bếp.

Kích thước đảo bếp tiêu chuẩn

6.1 Chiều cao Đảo Bếp

Đảo bếp thông thường có chiều cao ngang bằng với phần tủ bếp dưới. Với chiều cao tổng thể từ mặt sàn lên mặt đá tiêu chuẩn là 81cm.

 

6.2 Chiều rộng Đảo bếp

Chiều rộng của đảo bếp có thể làm bằng tủ bếp dưới hoặc rộng hơn tùy theo thiết kế. Thông thường Đảo bếp thường có chiều rộng phổ biến là 60cm / 80cm.

7. Kích thước quầy bar

Tủ bếp có quầy bar là một trong những xu thế tủ bếp thường xuyên được áp dụng. Quầy bar bếp ngoài đóng vai trò ngăn chia không gian tủ bếp, tăng không gian lưu trữ còn góp phần làm điểm nhấn và tăng tính thẩm mỹ cho tủ bếp nhà bạn.

Tương tự như kích thước đảo bếp, kích thước quầy bar cũng không cố định hoặc bị hạn chế nhiều mà thay đổi nhiều theo nhu cầu và phong cách thiết kế mà gia chủ hướng tới.

Kích thước quầy bar bếp tiêu chuẩn

7.1 Chiều cao quầy bar

Thông thường quầy bar bếp đóng vai trò như một vách ngăn chia không gian bếp với các không gian còn lại nên thông thường chiều cao của quầy bar sẽ cao hơn so với tủ bếp dưới. Về kích thước tiêu chuẩn thường thấy nhất ở quầy bar là 90-110cm.

Một lưu ý nhỏ bạn cần chú ý là ở những quầy bar có kết hợp ghế ngồi. Tương quan chiều cao quầy bar và ghế ngồi nên được lựa chọn kĩ càng để không bị vướng chân lúc ngồi. 

 

7.2 Chiều rộng quầy bar

Chiều rộng quầy bar thường không lớn để tiết kiệm diện tích. Chiều rộng quầy bar thường nằm trong khoản 35-50cm tùy theo tủ bếp.

8. Kích thước Tủ bếp chuẩn theo Phong Thủy

Theo quan niệm ông cha từ ngàn đời xưa “Có thờ có thiêng, Có kiêng có lành“, việc áp dụng Phong thủy nhà bếp vào thiết kế tủ bếp luôn được đại đa số chủ nhà rất quan tâm.

Thông thường, kích thước tủ bếp chuẩn sẽ được tính toán theo thước Lỗ Ban. Ứng với mỗi kích thước theo thước Lỗ Ban sẽ đại diện cho một cung với những thông tin tốt xấu khác nhau. Như vậy, kích thước tủ bếp chuẩn theo phong thủy là tủ bếp với kích thước nằm trong những cung tốt của thước.

Tuy nhiên, việc áp dụng thước Phong thủy cũng cần nằm trong giới hạn cần thiết và tránh lạm dụng nhiều. Thước Lỗ Ban gồm 02 bộ chính, trong đó bộ được áp dụng cho kích thước tủ bếp chuẩn là bộ Dương Trạch 42,9cm. Bạn đọc cần chú ý tránh dò nhầm bộ thước:

 

Có thể bạn quan tâm: Hướng bếp cũng là một trong những yếu tố được nhiều chủ nhà quan tâm khi xem xét các yếu tố phong thủy cho nhà bếp. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tại bài viết: Hướng bếp là gì ? Hướng bếp và bàn thờ trong phong thủy.

8.1 Chiều cao bàn bếp theo phong thủy

Chiều cao bàn bếp là một trong những khoản cách thường được áp dụng trong phong thủy. Ứng với chiều cao tiêu chuẩn là 81cm sẽ rơi vào cung đỏ : Tài Chí. Với Tủ bếp cao 86cm cũng sẽ rơi vào cung đỏ: Tài Đức. Như vậy, với chiều cao tủ bếp tiêu chuẩn sẽ rơi vào những cung tốt theo thước Lỗ Ban.

 

8.2 Chiều rộng bàn bếp theo phong thủy

Chiều rộng bàn bếp thông thường sẽ nằm trong khảon 60-61cm với tủ bếp thông dụng. Ứng với kích thước bàn bếp chắc chắn sẽ nằm trong những cung đỏ của thước Lỗ ban như Thêm Đinh hay Ích Lợi.

 

8.3 Kích thước tủ bếp chuẩn khác theo phong thủy

Ngoài những thông số thường xuyên được sử dụng như chiều cao và rộng của bàn bếp. Một số thông số khác cũng thường xuyên được chú ý như chiều cao của Tủ bếp treo tường hay khoản cách giữa 02 tủ bếp. Kích thước tiêu chuẩn của những kích thước này là 70cm tuy nhiên bạn có thể cân đối giảm xuống còn 68cm để về cung đỏ : Tần Đức. Ngoài ra, một số người quan quan niệm rằng 68 tức là Lộc Phát cũng rất đẹp trong bộ số.

 

Trên đây là tổng hợp những Kích thước tủ bếp chuẩn và hợp phong thủy đã được INHO Interior tổng hợp lại. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thiết kế tủ bếp nhà mình.


Bài viết cùng chủ đề có thể bạn quan tâm:

5/5 - (3 bình chọn)

Bài viết liên quan

Bảng báo giá tủ bếp 2023 – Làm tủ bếp trọn gói tại TPHCM

Báo giá tủ bếp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, vật liệu,[...]

2 Các bình luận

Có nên đặt phòng ngủ trên bếp không ? 04 Cách hóa giải

Phòng ngủ trên bếp là một thiết kế thường thấy ở các thiết kế nhà[...]

Tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau và 6 cách hóa giải

Nhiều người thường thắc mắc liệu việc đặt tường bếp và tường nhà vệ sinh[...]

Bếp đối diện nhà vệ sinh có xấu không ? 5 Cách hóa giải

Nhà bếp và nhà vệ sinh thường là hai khu vực hay được bố trí[...]

33+ Mẫu thiết kế nội thất phòng bếp đẹp – hiện đại

Thiết kế nội thất phòng bếp đẹp và hiện đại đóng vai trò vô cùng[...]

33+ Mẫu Tủ Bếp Phong Cách Indochine Đẹp – Hợp Xu Hướng

Tủ Bếp Phong Cách Indochine hay còn gọi là tủ bếp phong cách Đông Dương[...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *